Những con số đáng sợ gây ám ảnh trên khắp thế giới

Bên cạnh số 13, con số tượng trưng cho sự xui xẻo, chết chóc thì còn 9 con số khác cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người trên khắp thế giới. Tại sao những con số này bị coi là điểm gở, kém may mắn?

1. 39 là con số đáng sợ ở Afghanistan

39 là con số đáng sợ ở Afghanistan

Tới Afghanistan đặc biệt là ở thủ đô Kabul, bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của con số 39 trên số phòng khách sạn, số điện thoại di động hoặc điện thoại nhà, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng.

Những ai không may có số 39 trên số điện thoại sẽ phải đổi số hoặc dùng chức năng ẩn số khi gọi cho người khác nếu không chả có ai dám nghe điện thoại khi họ gọi. Còn nếu biển số xe có số, họ sẽ bán xe với giá rẻ hoặc tìm cách sửa số 39 thành số 38.

Thậm chí, người dân nơi đây không bao giờ nói tuổi thật của mình khi họ 39 tuổi. Khi được hỏi tuổi, họ sẽ trả lời tránh số 39 đi như là "Tôi gần 40 tuổi" hoặc "Tôi qua 38 tuổi".

2. Số điện thoại chết chóc 0888 888 888 ở Bungari

Số điện thoại chết chóc 0888 888 888 ở Bungari

Công ty viễn thông Mobitel ở Bulgaria đã phải ngừng cung cấp số điện thoại 0888 888 888 sau khi 3 người chủ từng sử dụng nó đều không may qua đời trong vòng 10 năm.

Người chủ đầu tiên của số điện thoại đáng sợ này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888. Năm 2001, ông Grashnov đã qua đời vì căn bệnh ung thư khi mới 48 tuổi, nhưng nhiều người tin rằng ông bị đối thủ đầu độc bằng chất phóng xạ.

Người thứ hai là Konstantin Dimitrov, một trùm ma túy người Bulgaria. Năm 2003 Dimitrov bị ám sát trong lúc đi ăn tại một nhà hàng ở Amsterdam, Hà Lan khi 31 tuổi.

Người chủ cuối cùng của số điện thoại chết người này là Konstantin Dishliev, một nhà quản lý bất động sản cũng dính líu tới các hoạt động buôn bán ma tuý. Dishliev bị bắn chết năm 2005 khi đang đứng gần một nhà hàng chuyên món Ấn Độ ở thủ đô Sofia, Bulgaria.

Sau khi người chủ thứ 3 của chiếc số điện thoại đáng sợ này qua đời, vẫn chưa có một ai đủ dũng cảm để sử dụng lại nó.

3. Số 11 gây ám ảnh ở Mỹ

Số 11 gây ám ảnh ở Mỹ

Có quá nhiều chi tiết trong vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ khiến nhiều người bị ám ảnh.

Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đứng gần nhau giống như số 11 khổng lồ. Đúng ngày 11/9, những kẻ khủng bố cho chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi này.

11 tháng 9 là ngày thứ 254 trong năm và tổng của các số 2, 5 và 4 là 11.

Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp đôi là chuyến bay số 11, số lượng phi hành đoàn là 11 và số lượng hành khách là 92 người (9+2=11).

Thậm chí, các chữ có liên quan tới sự kiện này như NEW YORK CITY, AFGHANISTAN, RAMSIN YUSEB, GEORGE W. BUSH đều có 11 chữ cái.

4. Số 17 đáng sợ với người Ý

Số 17 đáng sợ với người Ý

Số 17 là con số không may mắn với người Ý. Bởi họ cho rằng, khi được viết dưới dạng số La Mã là XVII nó có thể tạo thành VIXI có nghĩa là "I lived" - "Tôi đã sống" hoặc "Tôi chết rồi" trong tiếng Latinh.

Vì vậy, số 17 không xuất hiện trên máy bay, khách sạn ở Ý.

5. Số 250 của người Trung Quốc

Số 250 của người Trung Quốc

Người Trung Quốc coi 250 là thể hiện sự xúc phạm. Trong tiếng Trung Quốc, 250 được phát âm là "Èr bǎi wǔ", từ này cũng có nghĩa là "kẻ ngu ngốc", "vô dụng" hoặc "vô tích sự".

6. Số 26 không may mắn của người Ấn Độ

Số 26 không may mắn của người Ấn Độ

Ở Ấn Độ, số 26 là con số không may mắn, thậm chí là chết người. Bởi rất nhiều thảm họa tàn khốc từng xảy ra đều liên quan tới con số 26.

  • Ngày 26/1/2001, các trận động đất tàn phá Gujarat, gây ra cái chết của 20.000 người.
  • Ngày 26/12/2004, một trận sóng thần khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của gần 230.000 người.
  • Ngày 26/5/2007, một quả bom phát nổ nhiều người chết và bị thương ở phía đông bắc của Ấn Độ.
  • Ngày 26/7/2008, rất nhiều người chết và bị thương do một quả bom phát nổ ở Ahmedabad.
  • Ngày 26/11/2008, một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra ở Ấn Độ.

Ngoài ra, 2+6 = 8, con số 8 tượng trưng cho sự tàn phá, khó khăn, thất bại trong số học.

7. Số 9, 4 không may mắn ở Nhật Bản

Số 4 không may mắn ở Nhật Bản

Số 9 và số 4 bị xem là con số không may mắn ở Nhật. Bởi phát âm của số 9 gần giống với từ "chịu đựng", còn số 4 phát âm gần giống với từ "tử" trong tiếng Nhật.

Ngoài ra, số 4 còn bị coi là con số chết chóc do nó ứng với thứ tự cuối cùng trong vòng tròn cuộc sống "Sinh - Lão - Bệnh - Tử".

Hầu hết các khách sạn, tòa nhà cao tầng, chung cư tại xứ sở hoa anh đào cũng không có số phòng 9,4 hay 49.

8. Số 7 đáng sợ

Số 4 không may mắn ở Nhật Bản

Trong năm 2014, một loạt các tai nạn máy bay liên quan tới số 7 khiến nhiều người không khỏi sợ hãi.

Ngày 24/7, chiếc máy bay AH5017 đã đâm xuống đất cùng 116 người ở Niger hoặc Mali trong khi đang bay từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến Algiers (Algerie).

Ngày 23/7, chiếc máy bay ATR72 của Đài Loan mang số hiệu GE222 đã rơi từ độ cao khoảng 28m xuống một tòa nhà khiến 48 người thiệt mạng khi đang hạ cánh khẩn cấp tại vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã rơi ở miền đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur. Ngày 17/7/1997 MH17 bay chuyến đầu tiên và tử nạn vào ngày 17/7/2014, sau đúng 17 năm.

Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines chở 239 người mất tích bí ẩn cho tới nay vẫn chưa có lời giải.

9. 666 con số của quỷ Sa-tăng

666 con số của quỷ Sa-tăng

Đối với người phương Tây, con số 666 rất đáng sợ, là biểu tượng của sự cám dỗ, khiến con người lầm đường lạc lối và phạm phải những sai lầm không thể sửa chữa. Trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước hay còn gọi là sách Khải huyền, con số 666 được cho là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng, con rắn đã dụ dỗ Adam và Eva ăn trái cấm.

Thứ Ba, 06/06/2017 11:06
46 👨 11.659
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bí ẩn - Chuyện lạ