Nhà khoa học Mỹ đưa ra ý tưởng đánh tan siêu bão bằng bom hạt nhân

Chứng kiến hậu quả khủng khiếp do các trận siêu bão để lại, nhiều nhà khoa học trong lịch sử đã tìm nhiều cách để ngăn chặn hiện tượng thời tiết cực đoan này. Một trong số đó là Jack W. Reed, nhà khí tượng học từng đưa ra ý tưởng dùng bom hạt nhân để chủ động đẩy lùi cơn bão cách đây 60 năm.

Giai đoạn cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, dân chúng coi bom hạt nhân là vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ. Để thay đổi quan niệm này, Mỹ quyết định sử dụng sức mạnh hạt nhân vào mục đích hòa bình, cụ thể là thực hiện dự án Plowshare vào năm 1958.

Dự án Plowshare sử dụng bom hạt nhân vào những mục đích hòa bình
Dự án Plowshare sử dụng bom hạt nhân vào những mục đích hòa bình. (Ảnh: Oddly Historical.)

Trong dự án Plowshare, để tìm kiếm các công dụng hòa bình của bom hạt nhân, các nhà khoa học Mỹ đã tìm hiểu phương thức sử dụng bom hạt nhân trong việc đào hầm, nghiên cứu địa chất và sản xuất năng lượng. Một trong các ý tưởng táo bạo nhất là "tấn công bão bằng vũ khí hạt nhân" của nhà khí tượng trẻ Reed của không quân Mỹ giai đoạn cuối Thế chiến II.

Năm 1946, khi còn hoạt động ở Philippines, Reed từng đảm nhận 8 nhiệm vụ vượt bão với máy bay B-29 nên bị ám ảnh bởi Sức mạnh của những cơn bão.

Sau này, khi tham gia chương trình thử nghiệm hạt nhân và nghiên cứu ảnh hưởng về thời tiết của các vụ nổ hạt nhân, ông đã hình thành ý tưởng sử dụng sức mạnh hạt nhân để làm suy yếu và thay đổi đường đi của bão.

Reed cho rằng một vũ khí hạt nhân có sức nổ tương đương 20 triệu tấn thuốc nổ TNT là đủ để tác động đến cơn bão. Cụ thể, ông cho rằng kích nổ vũ khí hạt nhân giữa không trung, ngay ngoài mắt bão sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến những dòng lưu chuyển ngang của cơn bão trong ít nhất 15 phút.

Siêu bão có sức hủy diệt ghê gớm
Siêu bão có sức hủy diệt ghê gớm. (Ảnh: National Geographic.)

Đó là đề xuất ban đầu, về sau Reed muốn thả một quả bom hạt nhân vào ngay giữa tâm bão. Bởi theo ông, mắt bão ấm hơn khoảng 10 độ so với phần còn lại nên nếu vụ nổ xảy ra ở đây nhiệt lượng nó tỏa ra sẽ làm nhiệt độ tăng lên. Khối khí ở tâm bão sẽ bốc lên kéo theo khí nóng trong mắt bão tiến vào tầng bình lưu. Khí lạnh hơn ở rìa bão sẽ tràn vào lấp khoảng trống này và làm chậm, thậm chí làm ngừng cơn bão.

Để đưa bom hạt nhân vào tâm bão, Reed đưa ra để xuất thả từ trên cao xuống hoặc dùng tàu ngầm. Tàu ngầm sẽ thâm nhập vào mắt bão từ dưới nước trước ít nhất một ngày và thu thập nhiều dữ liệu nhất có thể trước khi phóng tên lửa hạt nhân.

Jack W. Reed muốn thả bom hạt nhân vào chính tâm bão
Jack W. Reed muốn thả bom hạt nhân vào chính tâm bão. (Ảnh: National Geographic.)

Năm 1956, lần đầu tiên Reed đề xuất ý tưởng này nhưng bị bác bỏ. Không nản lòng, ông gửi lại ý tưởng của mình đến Plowshare năm 1959 và tiếp tục bị từ chối.

Chris Landsea thuộc Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ cho rằng ý tưởng của Reed hoàn toàn bất khả thi bởi khó khăn trong việc đánh giá mức năng lượng cần thiết của quả bom hạt nhân để có thể thay đổi cơn bão.

Năng lượng một cơn bão phát triển hoàn chỉnh có thể giải phóng ra lớn hơn gấp nhiều lần so với bom hạt nhân. Nhiệt năng của nó tạo ra gấp 5 đến 20 lần 1013 W và chuyển đổi dưới 10% sức nóng thành năng lượng gió. Theo Niên giám Thế giới 1993, trong năm 1993, toàn nhân loại sử dụng năng lượng ở mức 1013 W, chỉ bằng 20% năng lượng của một siêu bão.

Landsea tin rằng hầu hết các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn vũ khí hạt nhân. Ông còn lo lắng về bụi phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân để lại có thể gây ra hậu quả rất khủng khiếp.

Về bụi phóng xạ, Reed hoàn cho rằng vấn đề này có thể được giải quyết. Một vụ nổ bom hạt nhân trên cao sẽ không để lại quá nhiều bụi phóng xạ. Thiết bị dọn dẹp sẽ giúp giảm tối đa những gì sót lại trong không khí và sẽ không có những cơn mưa phóng xạ bởi những đám mây thì nằm phía trên cơn bão.

Dù ý tưởng dùng bom hạt nhân để để “đánh tan”siêu bão của Reed không nhận được sự đồng tình của các nhà khoa học nhưng ông vẫn kiên trì với dự án của mình đến tận năm 2004. Reed qua đời năm 2007.

Thứ Năm, 31/08/2017 10:29
31 👨 437
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học