Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, điện thoại thông minh và trung tâm dữ liệu sẽ là những công nghệ truyền thông và thông tin gây tổn hại nhất cho môi trường vào năm 2040.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học McMaster ở Canada đã nghiên cứu dấu vết cácbon của các thiết bị tiêu dùng như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính để bàn cũng như các trung tâm dữ liệu và mạng truyền thông vào năm 2005.
Họ không chỉ khám phá ra rằng phần mềm đang thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), mà còn phát hiện ra rằng ICT có tác động lớn tới lượng khí thải hơn mức chúng ta nghĩ và hầu hết lượng khí thải là từ quá trình sản xuất và vận hành.
Ông Lotfi Belkhir, phó giáo sư của McMaster cho biết: "Chúng tôi thấy rằng ngành ICT nói chung đã phát triển nhưng nó vẫn ngày càng gia tăng. Ngày nay mức ô nhiễm mà ICT tạo ra chỉ chiếm khoảng 1,5%, nhưng nếu xu hướng này tiếp tục diễn, ICT sẽ chiếm tới 14% trên toàn toàn cầu vào năm 2040, hay tỉ lệ ô nhiễm bằng khoảng một nửa toàn bộ ngành giao thông trên toàn thế giới gây ra.
Đối với mỗi tin nhắn văn bản, mỗi cuộc gọi điện thoại, mỗi video bạn tải lên hoặc tải xuống, có một trung tâm dữ liệu sẽ thực hiện điều hành thao tác này. Các mạng viễn thông và các trung tâm dữ liệu tiêu thụ rất nhiều năng lượng để phục vụ bạn và hầu hết các trung tâm dữ liệu vẫn tiếp tục được cung cấp năng lượng nhờ nguồn điện sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch. Đó là mức tiêu thụ năng lượng mà chúng ta không thấy".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Cleaner Production cho thấy vào năm 2020, các thiết bị gây hại nhất cho môi trường là điện thoại thông minh. Tuy điện thoại thông minh tiêu tốn ít năng lượng để vận hành, nhưng 85% lượng khí thải gây ô nhiễm là do sản xuất điện thoại thông minh gây ra. Chip và bo mạch chủ của điện thoại thông minh yêu cầu lượng năng lượng cao nhất để sản xuất do chúng được làm bằng kim loại quý được khai thác với chi phí cao.
Hơn nữa, thời gian sử dụng của điện thoại thông minh khá ngắn, chỉ cần nhìn vào cách chúng ta dùng điện thoại là đủ hiểu, không nhiều người dùng smartphone đến 5, 7 năm mà thường có xu hướng "lên đời" ngay khi các mẫu điện thoại mới, hiện đại hơn ra mắt, thường chỉ khoảng 2 đến 3 năm. Điều này thúc đẩy việc sản xuất thêm những mẫu mới, và tạo ra nhiều khí thải hơn rất nhiều.
"Bất cứ ai cũng có thể mua được một chiếc điện thoại thông minh và các công ty viễn thông làm cho người dùng dễ dàng có được điện thoại mới sau 2 năm sử dụng. Chúng tôi thấy rằng vào năm 2020, mức tiêu thụ năng lượng của điện thoại thông minh sẽ cao hơn so với máy tính cá nhân và máy tính xách tay", Belkhir nói.
Xem thêm: