Cuộc họp báo công bố về thế giới đại dương ngoài Trái đất sẽ được tổ chức vào 1h sáng ngày 14/4 theo giờ Việt Nam. Phát hiện này cung cấp thêm thông tin dữ liệu cho các chuyên gia nghiên cứu sâu hơn sự sống ngoài Trái đất.
Theo Space đưa tin, vào lúc 14 giờ EDT (GMT +7) ngày hôm nay (tức 1h sáng ngày 14/4 theo giờ Việt Nam), NASA sẽ tổ chức một cuộc họp báo quy mô lớn nhằm công bố những thông tin quan trọng về thế giới đại dương ngoài Trái đất. Những thông tin này được các chuyên gia NASA thu thập bởi thông tin gửi từ tàu vũ trụ Cassini đang quay quanh sao Thổ và kính viễn vọng vũ trụ Hubble.
"NASA sẽ công bố các khám phá mới liên quan đến đại dương ngoài Trái đất trong hệ Mặt Trời của Trái Đất", các quan chức cơ quan vũ trụ đã công bố vào ngày 10 tháng 4.
Các phát hiện mới này sẽ cung cấp thêm dữ liệu cho các chuyên gia nghiên cứu sâu hơn sự sống ngoài Trái đất, đồng thời vạch ra kế hoạch khám phá những thế giới đại dương trong tương lai.
Vào hôm nay, ngày 13 tháng 4, NASA sẽ tổ chức một cuộc họp báo "thảo luận về những khám phá mới về thế giới đại dương trong hệ mặt trời của chúng ta", theo một thông cáo báo chí từ cơ quan này. Khám phá này sẽ liên quan đến những phát hiện từ kính viễn vọng Không gian Hubble và tàu vũ trụ Cassini của NASA, đang quay quanh sao Thổ.
Trong thông cáo báo chí của mình, các chuyên gia đến từ NASA cho rằng: "Những phát hiện mới này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thám hiểm thế giới đại dương trong hệ Mặt Trời - bao gồm nhiệm vụ sẽ phóng lên đó tàu vũ trụ Europa Clipper, dự kiến sẽ đến nơi vào năm 2020 và khám phá thêm về dấu hiệu sự sống ngoài Trái Đất."
Cuộc họp báo thế giới đại dương của NASA sẽ bắt đầu lúc 14 giờ EDT (GMT +7) vào ngày hôm nay - tức 1 giờ sáng ngày 14/4 theo giờ Việt Nam với sự tham dự của các thành viên cao cấp trong sứ mệnh Cassini và các chuyên gia về sinh vật học vũ trụ. NASA còn tuyên bố rằng mọi người trên thế giới hoàn toàn có thể đặt câu hỏi cho NASA bằng cách đặt hastag #AskNasa trong thời gian diễn ra họp báo.
Các thành viên tham gia buổi họp báo của NASA, bao gồm:
- Thomas Zurbuchen, Quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA tại Washington;
- Jim Green, Giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA;
- Mary Voytek, Giám đốc chương trình sinh học vũ trụ của NASA;
- Linda Spilker, nhà khoa học của dự án Cassini tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực thuộc NASA tại Pasadena, bang California (Mỹ);
- Hunter Waite, người điều hành nhóm Cassini Ion and Neutral Mass Spectrometer ( INMS Cassini) ở Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) ở San Antonio;
- Chris Glein, quản lý nhóm INMS Cassini tại SwRI;
- William Sparks, nhà thiên văn học thuộc Viện Khoa học Viến vọng Không gian (Space Telescope Science Institute) ở Baltimore.
"Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã quay quanh sao Thổ kể từ năm 2004 để quan sát chi tiết về hành tinh xung quanh và Mặt Trăng của nó. Tàu vũ trụ này dự kiến sẽ kết thúc sứ mệnh vào ngày 15 tháng 9 bằng một cú nhảy mạnh vào Sao Thổ để tránh gây ô nhiễm đến các Mặt Trăng băng giá của hành tinh", các quan chức NASA cho biết.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã quay quanh quỹ đạo Trái Đất từ năm 1990 và đã thu được những hình ảnh ngoạn mục về vũ trụ, bao gồm một số hành tinh trong hệ Mặt Trời, trong nhiệm vụ của nó. Tuần trước, NASA đã giới thiệu những hình ảnh tuyệt vời của sao Mộc như kính viễn vọng vũ trụ Hubble đã nhìn thấy khi hành tinh khổng lồ tiếp cận với vị trí đối diện (điểm gần Trái Đất nhất vào năm 2017) vào ngày 7 tháng 4.
Mọi thông tin về cuộc họp báo này sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- Thử nghiệm khoa học: Khoai tây có thể trồng được trên sao Hỏa
- NASA tiết lộ những nghiên cứu đầu tiên về bầu khí quyển của các ngoại hành tinh
- 24 hình ảnh ấn tượng về những đám mây đầy màu sắc của Tinh vân Carina
Chúc các bạn vui vẻ!