24 hình ảnh ấn tượng về những đám mây đầy màu sắc của Tinh vân Carina

Một số lượng lớn những đám mây phân tửkhí bụi dày đặc đang ẩn nấp bên trong màn mây của Tinh vân Carina, khiến khu vực này trở nên mờ đục. Tuy nhiên, những đám mây này ít dày đặc hơn bầu khí quyển của Trái Đất nhiều lần. Tinh vân Carina được định danh là NGC 3372, trải rộng hơn 300 năm ánh sáng và nằm cách Trái Đất của chúng ta 7.500 năm ánh sáng trong chòm sao Carina. Hãy cùng khám phá 24 hình ảnh ấn tượng về những đám mây đầy màu sắc của Tinh vân Carina nhé!

1. Các cột Tàn tích (Pillars of Destruction)

Các cột Tàn tíchNguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Tinh vân Carina (NGC 3372) là một vườn ươm sao nằm cách Trái Đất của chúng ta khoảng 7.500 năm ánh sáng. Những hình ảnh này cho thấy một vài cột trụ khí và bụi nhô ra từ tinh vân. Được mệnh danh là "Các cột Tàn tích", các khu vực này đang bị phá hủy bởi bức xạ từ những ngôi sao mới. Kính viễn vọng cực lớn (VLT) của Đài thiên văn ở Nam bán cầu của châu Âu ở Chile đã chụp được những hình ảnh bằng việc sử dụng máy quang phổ MUSE (Multi Unit Spectroscopic Explorer).

2. Khu vực R18 trong tinh vân Carina

Khu vực R18 trong tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Công cụ MUSE trên Kính viễn vọng cực lớn của ESO được chụp tại khu vực R18 bên trong tinh vân Carina. Các cột trụ bụi bẩn và khí sản sinh ra những ngôi sao khổng lồ đang dần được tiêu thụ bởi chính bản thân các ngôi sao.

3. Khu vực R37 trong tinh vân Carina

Khu vực R37 trong tinh vân Carina
Nguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Ngôi sao khổng lồ mới lớn bên trong khu vực R37 của tinh vân Carina, nằm cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng, tiêu diệt những đám mây bụi và khí đã tạo ra chúng. Hình ảnh này được chụp bằng dụng cụ quang phổ MUSE trên Kính viễn vọng cực lớn của ESO.

4. Khu vực R45 trong tinh vân Carina

Khu vực R45 trong tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Trong khu vực R45 của tinh vân Carina, các ngôi sao to lớn được sinh ra từ khí vũ trụ và bụi từ từ "nuốt" những đám mây đã sinh ra chúng.

5. Cụm sao mở Trumpler 14

Cụm sao mở Trumpler 14Nguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Bên trong tinh vân Carina, cột trụ này từ cụm sao mở Trumpler 14 được chụp bởi công cụ quang phổ MUSE trên Kính viễn vọng cực lớn của ESO.

6. Khu vực R44 trong tinh vân Carina

Khu vực R44 trong tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Bức ảnh này cho thấy một khu vực của tinh vân Carina (NGC 3372) được gọi là R44. Kính viễn vọng cực lớn của ESO ở Chile tạo ra hình ảnh bằng việc sử dụng máy quang phổ MUSE (Multi Unit Spectroscopic Explorer).

7. Núi bí ẩn (Mystic Mountain)

Núi bí ẩn (Mystic Mountain)Nguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Đây là cột trụ hùng vĩ của tinh vân Carina (NGC 3372) - một đám mây có chiều dài 3 năm ánh sáng của khí và bụi đang bị ăn mòn đi bởi ánh sáng rực rỡ từ các ngôi sao cả trong môi trường xung quanh lẫn môi trường bên trong đám mây. Kính viễn vọng cực lớn của ESO ở Chile tạo ra những hình ảnh bằng việc sử dụng máy quang phổ MUSE (Multi Unit Spectroscopic Explorer).

8. Bok Globules

Bok GlobulesNguồn ảnh: ESO / A. McLeod

Những mảng tối quan sát thấy trong khu vực này của tinh vân Carina (NGC 3372) được gọi là "Bok Globules". Những tinh vân nhỏ, tối màu dày đặc khí và bụi, vì vậy không có nhiều ánh sáng có thể đi qua được. Kính viễn vọng cực lớn của ESO ở Chile tạo ra những hình ảnh bằng việc sử dụng máy quang phổ MUSE (Multi Unit Spectroscopic Explorer).

9. Quan sát chi tiết hình ảnh dữ dội của tinh vân Carina

Quan sát chi tiết hình ảnh dữ dội của tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESO

Một số vật thể thiên văn được biết đến nằm bên trong và gần tinh vân Carina có thể được nhìn thấy trên hình ảnh trường rộng này: phía dưới cùng bên trái của bức ảnh là một trong những ngôi sao nhị phân ấn tượng nhất trong vũ trụ, siêu sao Eta Carinae với tinh vân Keyhole nổi tiếng nằm gần kề ngôi sao. Bộ sưu tập những ngôi sao cực sáng và trẻ nằm ở trên và phía bên phải của siêu sao Eta Carinae là cụm sao mở Trumpler 14. Một cụm sao mở thứ hai - Collinder 228 cũng có trong ảnh, nằm ngay dưới siêu sao Eta Carinae. Phía Bắc là bên trên và phía Đông là bên trái.

10. Tinh vân Eta Carina

Tinh vân Eta CarinaNguồn ảnh: ESO / Digitized Sky Survey 2; Acknowledgement: Davide De Martin

Digitized Sky Survey 2 tạo ra hỗn hợp màu sắc này của tinh vân Eta Carina từ kỹ thuật chụp ảnh chồng hình (multiple exposures).

11. Tinh vân Carina được quan sát bằng kính viễn vọng ALMA

Tinh vân Carina được quan sát bằng kính viễn vọng ALMANguồn ảnh: ESO / B. Tafreshi

Tinh vân Carina phát sáng qua Kính viễn vọng ALMA trên cao nguyên Chajnantor ở Chile Andes. Hình ảnh được công bố vào ngày 30 tháng 11 năm 2015.

12. Tinh vân Eta Carina

Tinh vân Eta CarinaNguồn ảnh: Amit Kamble

Nhiếp ảnh thiên văn Amit Kamble đã chụp tinh vân Eta Carina vào ngày 19 tháng 2 năm 2015, tại trụ sở ở Auckland, New Zealand.

13. Cận cảnh kính viễn vọng không gian Hubble của tinh vân Carina

Cận cảnh kính viễn vọng không gian Hubble của tinh vân CarinaNguồn ảnh: NASA, ESA, and M. Livio and the Hubble 20th Anniversary Team (STScI)

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA chụp được cảnh này của một "vườn ươm sao" có tên là Tinh vân Carina, nằm cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng vào ngày 1-2 tháng 2 năm 2010.

14. Những viên kim cương sáng chói của cụm sao mở Trumpler 14

Những viên kim cương sáng chói của cụm sao mở Trumpler 14Nguồn ảnh: NASA và ESA, Jesús Maiz Apellaniz (Instituto de Astrofisica de Andalucia)

Hình ảnh được chụp bằng kính viễn vọng không gian của NASA/ESA Hubble này có cụm sao mở Trumpler 14 trong tinh vân Carina. Một trong những cuộc tụ họp lớn nhất của các ngôi sao nóng, lớn và sáng trong dải Ngân Hà, cụm sao mở này có chứa một số trong những ngôi sao sáng nhất trong toàn bộ thiên hà của chúng ta.

15. Ảnh Panoramic tinh vân Carina được chụp bởi kính viễn vọng ALMA

Ảnh Panoramic tinh vân Carina được chụp bởi kính viễn vọng ALMA  Nguồn ảnh: ESO / B. Tafreshi

Bức ảnh ESO Ambassador Babak Tafreshi đã chụp toàn cảnh ăng-ten của tổ chức Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) dưới bầu trời trên cao nguyên Chajnantor, ở dãy núi Andes. Hình ảnh được công bố vào ngày 11 tháng 11 năm 2013.

16. Có hơn 14.000 ngôi sao

Có hơn 14.000 ngôi saoNguồn ảnh: NASA / CXC / Penn State / L. Townsley et al.

Tinh vân Carina là một vùng hình thành ngôi sao ở giữa 2 nhánh Sagittarius và Carina của thiên hà Milky Way nằm cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng. Đài thiên văn vũ trụ của NASA (Chandra X-Ray Observatory – CXO) đã phát hiện hơn 14.000 ngôi sao trong khu vực.

17. Tinh vân Carina được quan sát từ kính viễn vọng không gian Spitzer

Tinh vân Carina được quan sát từ kính viễn vọng không gian SpitzerNguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech

Những ngôi sao khổng lồ có thể tàn phá môi trường xung quanh được quan sát thấy trong hình ảnh tinh vân Carina từ Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA.

18. Tinh vân Carina được chụp bởi kính viễn vọng VLT khảo sát

Tinh vân Carina được chụp bởi kính viễn vọng VLT khảo sátNguồn ảnh: ESO. Acknowledgement: VPHAS+ Consortium/Cambridge Astronomical Survey Unit

Việc hình thành ngôi sao khổng lồ tinh vân Carina được chụp lại chi tiết bằng kính viễn vọng VLT khảo sát tại Đài quan sát Paranal của ESO. Bức ảnh này được chụp với sự giúp đỡ của Sebastián Piñera, trong chuyến thăm của Tổng thống Chile đến đài quan sát vào ngày 05 tháng Sáu năm 2012 và được công bố nhân dịp khai trương kính thiên văn mới tại Naples vào ngày 06 tháng 12 năm 2012.

19. Caterpillar - một Bok Globule trong tinh vân Carina

Caterpillar - một Bok Globule trong tinh vân CarinaNguồn ảnh: NASA, ESA, N. Smith (University of California, Berkeley), and The Hubble Heritage Team (STScI/AURA)

Một Bok Globule trong tinh vân Carina có biệt danh là "Caterpillar" nằm ở bên phải.

20. Bốc hơi những Blob trong tinh vân Carina

Bốc hơi những Blob trong tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESA / Hubble, NASA

Tinh vân Carina kéo dài khoảng 30 năm ánh sáng, nằm cách Trái đất khoảng 7.500 năm ánh sáng và có thể được nhìn thấy bằng kính viễn vọng nhỏ khi hướng về phía chòm sao Keel (Carina).

21. Ảnh hồng ngoại của tinh vân Carina từ Kính viễn vọng cực lớn của ESO

Ảnh hồng ngoại của tinh vân Carina từ Kính viễn vọng cực lớn của ESONguồn ảnh: ESO / T. Preibisch

Ảnh toàn cảnh của tinh vân Carina - một khu vực hình thành ngôi sao khổng lồ trên bầu trời phía Nam, được chụp bằng ánh sáng tia hồng ngoại sử dụng máy ảnh HAWK-I trên Kính viễn vọng cực lớn của Đài quan sát Nam Âu ở Chile và công bố vào ngày 08 tháng Hai năm 2012. Nhiều đặc tính ẩn dấu trước đây nằm rải rác trên không gian khí, bụi và các ngôi sao trẻ, đã xuất hiện.

22. Hình ảnh hồng ngoại của tinh vân Carina

Hình ảnh hồng ngoại của tinh vân CarinaNguồn ảnh: ESO / T. Preibisch

Những đặc điểm nổi bật này là một phần trong bức tranh toàn cảnh rộng lớn của tinh vân Carina - khu vực hình thành ngôi sao khổng lồ trên bầu trời phía Nam, được chụp bằng ánh sáng tia hồng ngoại sử dụng máy ảnh HAWK-I trên Kính viễn vọng cực lớn của ESO ở Chile. Hình ảnh được công bố ngày 08 tháng hai năm 2012.

23. Tinh vân Carina mờ và ánh sáng hồng ngoại

Tinh vân Carina mờ và ánh sáng hồng ngoạiNguồn ảnh: ESO / T. Preibisch

Hình ảnh tinh vân Carina - một khu vực hình thành ngôi sao khổng lồ trên bầu trời phía Nam, so sánh hình ảnh được chụp bằng ánh sáng mờ với hình ảnh vừa được chụp bằng ánh sáng hồng ngoại. Hình ảnh được công bố ngày 08 tháng Hai năm 2012.

24. Những đám mây bụi của tinh vân Carina

Những đám mây bụi của tinh vân CarinaCredit: ESO/APEX/T. Preibisch et al. (Submillimetre); N. Smith, University of Minnesota/NOAO/AURA/NSF (Optical)

Hình ảnh tinh vân Carina cho thấy những đám mây bụi từ các ngôi sao hình thành trong "vườn ươm sao nhộn nhịp".

Thứ Ba, 08/11/2016 17:20
31 👨 1.420
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ