'Hung thần Amazon' phóng điện khiến cá sấu tê liệt
Video trên ghi lại cuộc đụng độ kịch tính giữa lươn điện và cá sấu caiman. Dòng điện 1.000 volt do lươn điện phóng ra từ cơ thể đã khiến con cá sấu gần như mất tự vệ do các cơ bắp bị co giật.
Cá chình điện Nam Mỹ (Electrophorus electricus) hay còn gọi là lươn điện được mệnh danh là loài mạnh nhất dưới sông Amazon và sông Orinoco Peru bởi là loài duy nhất có thể đi săn và giết chết con mồi bằng cách phóng điện. Lươn điện có kích thước khá lớn, con trưởng thành có thể dài 2,5m nặng 20kg.
Ngoài trừ đầu, toàn bộ cơ thể của lươn điện như một bộ pin khổng lồ có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 "cú điện" khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Với điện thế lên tới 900 volt, mạnh có thể 1.000 volt - gấp 80 lần điện thế của bộ pin xe hơi, khiến mọi sinh vật ở vùng nước xung quanh đều sẽ bị tê liệt, cá sấu caiman - loài săn mồi lớn nhất sông Amazon cũng không ngoại lệ.
Khi ở trong những vùng nước đục, lươn điện cũng có thể phát những xung động điện với điện thế thấp liên tục để định hướng và thăm dò.
Cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ nên hầu như mọi con mồi đều không thể thoát khỏi miệng nó.
Khi đụng độ lươn điện, con cá sấu caiman cứ tưởng cứ tưởng nó đã tìm thấy bữa tối nhưng nó đã phải trả một cái giá đắt. Dòng điện do lươn điện phóng ra khiến các cơ bắp của cá sấu caiman co giật mất kiểm soát. Con cá sấu không thể phản đòn và chỉ khi cú giật của lươn điện rút đi nó mới có cơ hội trốn thoát.
Bạn nên đọc
-
Những ổ trứng độc đáo và đẹp nhất trong thế giới côn trùng
-
Những loài động vật có thể mọc lại bộ phận cơ thể đã mất một cách hoàn hảo
-
Những điều bạn chưa từng biết về chuồn chuồn
-
Biến con bò thành xương trắng trong 15 phút nhưng cá piranha hung dữ vẫn phải khiếp sợ sinh vật này
-
Ếch mưa sa mạc - Lạ kỳ loài ếch mũm mĩm, phát ra âm thanh gào thét 'ghê rợn'
-
Cá chình điện - cảm hứng tạo pin hydrogel tương thích sinh học
-
Chuyện gì xảy ra nếu bạn đụng độ với lươn điện?
-
Kinh ngạc những động vật vẫn sống sót kỳ lạ sau khi “đầu lìa khỏi cổ”
-
Giải mã bí ẩn về loài rắn có ‘2 đầu’ ở Việt Nam