Lạnh chân có thể gây bệnh gì? Cách giữ ấm bàn chân hiệu quả

Vào mùa đông, mỗi bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều cần được giữ ấm, đặc biệt là đôi bàn chân. Nếu để bàn chân thường xuyên bị lạnh, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy lạnh chân gây bệnh gì? Làm thế nào để giữ ấm bàn chân hiệu quả? Đây sẽ là những nội dung chính mà Quantrimang.com chia sẻ với bạn trong bài viết này!

Bàn chân bị lạnh và những nguy cơ về sức khỏe

Theo bạn, đôi ban chân có vai trò gì? Chắc hẳn rất nhiều người sẽ trả lời là để di chuyển. Thế nhưng, trong Đông Y, nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể. Bàn chân chúng ta có 19 cơ bắp, 26 xương, 33 mạch máu, 107 dây chằng, hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết, nhiều động mạch, tĩnh mạch và 66 huyệt đạo quan trọng liên quan đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi bộ phận trên cơ thể bạn đều kết nối với bàn chân. Bàn chân mà “ốm yếu” thì những cơ quan khác khó mà “khỏe mạnh”.

Vào mùa đông, không ít người chỉ quan tâm đến việc giữ ấm thân mình, giữ ấm tay, đầu, tai,… mà quên mất rằng bàn chân cũng rất cần được giữ ấm. Nếu để lạnh chân thường xuyên, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như:

Khô da, nứt nẻ, chảy máu

Ở bàn chân chỉ có da và xương, lớp mỡ phía dưới rất ít nên khó bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài. Vào những ngày hanh khô mùa đông, da chân dễ bị khô, xuất hiện các vết nứt nẻ và có thể chảy máu. Các vết nứt nếu không được xử lý kịp thời sẽ dễ bị nhiễm trùng do nằm ở vị trí sâu, gần sát lớp cơ.

Các bệnh khớp

Lạnh chân có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh về khớp như viêm đa khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp cấp… Bệnh thấp khớp có biểu hiện là chân sưng to, nóng đỏ, toàn bộ cổ chân tròn, mọng đỏ như cà chua, đau nhức, cứng, khó vận động. Thường thì bệnh thấp khớp chỉ xuất hiện ở 1 chân, chân này khỏi, chân kia sẽ bị. Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các đầu khớp ngón chân bị tổn thương, khó vận động vào buổi sáng khi thức dậy.

Cước chân

Đây là một trong những tình trạng mà rất nhiều người gặp phải vào mùa đông, đặc biệt là những ngày thời tiết rét đậm, rét hại đột ngột. Khi bị cước chân (phát cước), da chân có thể bị nứt, loét, viêm và hoại tử. Phần đầu ngón chân tự nhiên bị sưng lên, tím đỏ và đau. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, người bệnh không được cứu chữa kịp thời, rất có thể bị hỏng khớp và phải cắt bỏ khớp ngón chân.

Nguyên nhân gây cước chân là do chân bị lạnh, mạch máu da và khớp bị co thắt, thiếu máu dẫn đến viêm khớp hoại tử dạng vô khuẩn. Vị trí dễ bị phát cước nhất là đầu ngón chân.

lạnh chân gây bệnh gì

Lạnh chân có thể gây nhiều bệnh

Các cách giữ ấm khi bàn chân bị lạnh

Bạn thấy đấy, bạn chân bị lạnh có thể gây ra nhiều bệnh. Vì vậy, hãy luôn biết cách chăm sóc bàn chân, đừng để đôi bàn chân lạnh, nhất là vào mùa đông. Vậy có những cách nào để giữ ấm cho bàn chân?

Giữ ấm chân với tất, ủng giữ ấm

Tất là một trong những vật dung vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta vào những ngày mùa đông. Để không bị lạnh chân, bạn nên mang tất thường xuyên, kể cả khi ra ngoài hay ở trong nhà. Hiện nay có rất nhiều loại tất được bán trên thị trường. Nhưng những loại tất thời trang, mỏng, thấp cổ gần như không thể giữ ấm. Vì vậy, bạn nên chọn loại tất đủ giày, cổ cao, khi đi thoải mái, không bị chật.

Ngoài tất, còn có một vật dụng nữa giúp bạn giữa ấm cho đôi chân là ủng giữ ấm. Thiết bị này có cấu tạo gồm 2 phần: Lớp vỏ và động cơ. Lớp vỏ bên ngoài thường làm bằng vải mềm, có lớp bông. Bên trong ủng giữ ấm là động cơ. Khi hoạt động, động cơ này sẽ sử dụng điện năng để làm ấm lớp bông, từ đó giúp chân không bị lạnh. Ngoài ra, chúng còn được tích hợp thêm chế độ massage vô cùng tiện lợi.

cách giữ ấm khi chân bị lạnh

Ủng giữ ấm

Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước nóng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giữ ấm cho bàn chân, khửi mùi hôi chân, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như nấm da chân, nấm móng chân, cải thiện chứng mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu…

Cách ngâm nước nóng giữ ấm cho chân rất đơn giản. Bạn chỉ việc tìm một cái chậu đủ rộng, sau đó pha nước ấm khoảng 45 - 50 độ C rồi cho chân vào ngâm. Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm muối, các bài thuốc ngâm chân… Dùng chậu rất đơn giản, tiện lợi nhưng nước nhanh nguội. Muốn giữ nước ấm lâu, bạn có thể sử dụng các loại bồn ngâm chân điện.

Bồn ngâm chân điện có khả năng tự động làm nóng nước, có nút tăng giảm nhiệt độ để người dùng tùy chỉnh. Nhiều dòng sản phẩm còn được trang bị thêm hệ thống con lăn massage, đèn hồng ngoại, đá mài gót chân… Có bồn massage ngâm chân trong nhà, đôi bàn chân của bạn sẽ luôn được chăm sóc “thật chu đáo”.

cách giữ ấm cho chân

Bồn ngâm chân điện với nhiều tính năng thông minh

Chườm nóng

Chườm nóng cũng là một cách đơn giản giúp đôi bàn chân không bị lạnh. Nếu áp dụng phương pháp này, bạn nên sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm nóng lạnh đa năng vì chúng khá tiện lợi, an toàn và nhất là có thể giữ nhiệt lâu. Lưu ý: Không nên để nhiệt độ quá nóng, không chườm quá lâu để tránh bị bỏng da (thời gian chườm chỉ nên từ 15 - 20 phút).

>> Xem thêm: Bỏ túi địa chỉ mua túi chườm nóng ở Hà Nội, TP. HCM

cách giữ ấm cho bàn chân bị lạnh

Giữ ấm chân bằng túi chườm

Một số lưu ý khác

Ngoài các cách trên, để giúp chân luôn khỏe, không bị lạnh vào mùa đông, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước ấm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh chân bị nứt nẻ.
  • Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, tránh vi khuẩn lây lan.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.

Mùa đông đến rồi, đừng để bàn chân - trái tim thứ hai của bạn bị lạnh nhé! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thứ Hai, 09/12/2019 16:49
4,25 👨 18.046
0 Bình luận
Sắp xếp theo