Lấy gỗ mà không cầy chặt hạ cây xanh là kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến cả thế giới khâm phục. Kỹ thuật lâm nghiệp này có tên gọi là Daisugi.
Phương pháp lấy gỗ này được phát minh bởi người dân vùng Kitayama, Nhật Bản từ thế kỷ 14 giúp họ trồng được cây tuyết tùng Kitayama, một loài cây được biết đến là đặc biệt thẳng và nhẵn mịn, trong điều kiện thiếu đất.
Tương tự như nghệ thuật trồng cây cảnh Bonsai, daisugi về cơ bản là cách cắt tỉa các chồi non trên cây tuyết tùng mẹ và chỉ để lại những chồi thẳng nhất. Công việc này được thực hiện khoảng 2 năm một lần. Sau khoảng 20 năm, những chồi cây này sẽ phát triển thành những nhánh cây khổng lồ phục vụ cho việc thu hoạch dưới dạng gỗ tuyết tùng đặc biệt hoặc sẽ được trồng lại để tái sinh rừng.
Hai thập kỷ có vẻ rất dài, nhưng so với việc trồng cây trên đất thì những cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều. Ngoài ra, kỹ thuật trồng cây này còn cho ra những cây gỗ Kitayama linh hoạt gấp 140% và chất gỗ đậm đặc gấp 200% so với gỗ tuyết tùng thông thường.
Những cây gỗ mẹ Kitayama có tuổi thọ lên tới 200-300 năm và có thể chứa được hàng chục chồi thẳng mọc cùng lúc.
Các khúc gỗ Kitayama thẳng, không có nhánh được sử dụng làm trụ cột trong các ngôi nhà có kiến trúc Sukiya-zukuri, làm đồ nội thất hoặc đũa.
Vào thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống kéo theo kỹ thuật lâm nghiệp daisugi cũng dần dần thất truyền.
Hiện tại một số những gỗ mẹ Kitayama vẫn còn tại một số khu vực nhất định trên khắp Nhật Bản, trong số đó có những cây có đường kính thân cây lên tới 15 mét.