Chỉ số acid uric trong máu thấp có nguy hiểm không?

Acid uric cao là nguyên nhân gây nên bệnh gout cùng một số biến chứng khác ở thận. Vậy còn acid uric thấp có gây ra nguy hiểm gì không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nào!

Chỉ số acid uric thấp

Chỉ số acid uric là gì? Acid uric bao nhiêu là bình thường?

Acid uric là một dạng hợp chất dị vòng của hydro, oxi, nitơ, cacbon. Nó có công thức hóa học là C5H4N4O3. Axit uric được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Sau đó chúng được hòa tan trong máu và đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Chỉ số này có vai trò quyết định khả năng chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc bệnh gout hay không đồng thời phản ánh mức độ nguy hiểm người bệnh đang ở giai đoạn nào.

Thông thường, chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức < 6mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric ở mức 6-7mg/dl là chỉ số an toàn bình thường. Trên thực tế, accid uric còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng thận, dinh dưỡng, tình trạng sử dụng bia rượu của con người.

Acid uric bao nhiêu là thấp và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó?

Theo các bác sỹ, ở người bình thường khi xét nghiệm sẽ nhận được kết quả axit uric ở trong khoảng 3-7 mg/dl. Đây được coi là mức độ an toàn không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nếu trên 7mg/dl thì có nguy cơ mắc bệnh gout. Và ngược lại, nếu chỉ số này nhỏ hơn nhiều so với mức bình thường tức là chỉ số acid uric trong máu thấp.

Để kiểm tra lượng axit uric trong cơ thể bạn có thể làm một vài xét nghiệm máu đơn giản hoặc có thể sử dụng các loại máy đo đường huyết cùng que thử acid uric ngay tại nhà.

Chỉ số acid uric trong máu thấp

Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng acid uric thấp:

  • Do mắc phải chứng bệnh Wilson và hội chứng Fanconi. Căn bệnh này khiến cho các chất thải được hấp thu lại bởi máu thay vì được đào thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu như thông thường. Lâu dần những chất thải này sẽ bị tích tụ gây nên tình trạng giảm axit uric trầm trọng.
  • Do cơ thể ít tiêu thụ các loại thực phẩm chứa Purine. Nhờ các phản ứng chuyển hóa các chất của cơ thể, các loại thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành acid uric. Trong quá trình ăn kiêng, hoặc chế độ ăn không hợp lý sẽ vô tình khiến cho cơ thể thiếu hụt acid uric.
  • Do tình trạng thiếu muối gây ra hội chứng tiết ra hormone kháng sinh không thích hợp hoặc SIADH khiến lượng acid uric trong máu thấp.

Chỉ số acid uric thấp có nguy hiểm không?

Trên thực tế, số người gặp phải tình trạng acid uric trong máu thấp sẽ rất hiếm gặp và mức độ nguy hiểm của chúng như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt.

Nếu acid uric thấp hơn mức cho phép sẽ có thể gây ra tình trạng hạ Kali trong máu bất thường, hạ đường huyết...

Bên cạnh đó là một số biểu hiện khác như:

  • Gây nên tình trạng đau nhức xương mệt mỏi bất thường. Hầu hết các biểu hiện này gây nên là bởi acid uric trong máu thấp do hội chứng Fanconi.
  • Lượng nước tiểu tăng bất thường
  • Bị đau cơ thể, giảm sự thèm ăn, trầm cảm, mệt mỏi, sưng chân, run rẩy, khó đi lại. Đây là những biểu hiện của người giảm axit uric do mắc phải bệnh Wilson.

Biểu hiện của axit uric thấp

Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu hụt acid uric trong máu?

Đối với những trường hợp chỉ số acid uric chỉ thấp hơn mức bình thường một chút, các bạn có thể cải thiện bằng việc bổ sung các thực phẩm chứa purin trong chế độ ăn hàng ngày ví dụ như:

  • Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm
  • Các loại hải sản: Tôm hùm, tôm càng, cá thu...
  • Trứng cá muối, trứng cá tuyết...
  • Các sản phẩm thịt lên men...
  • Các loại đậu, hạt...

Chỉ số axit uric thấp

Tuy nhiên, trong khi bổ sung, các bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lại để đảm bảo rằng chỉ số acid uric không bị tăng cao vượt mức cho phép.

Còn với những trường hợp chỉ số acid uric thấp hơn nhiều, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có được hướng điều trị thích hợp.

Acid uric thấp có nguy hiểm không

Có thể thấy rằng, acid uric đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. hãy biết cách duy trì và theo dõi chúng thường xuyên để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe!

>>> Tham khảo:

Thứ Sáu, 19/07/2019 09:40
31 👨 7.076
0 Bình luận
Sắp xếp theo