Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp chuẩn xác giúp bạn hiểu rõ các thông số trên máy đo giúp các bệnh nhân bị bệnh về huyết áp có thể theo dõi chỉ số này hàng ngày.
Chỉ số huyết áp là gì? Phân loại các chỉ số đo
Chỉ số huyết áp là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và khi tim giãn ra.
Có 2 loại chỉ số đo huyết áp:
- Huyết áp tâm thu (ký hiệu bằng SYS): Chỉ số huyết áp lớn nhất khi đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim đang co bóp. Chỉ số này thường nằm ở vị trí phía trên của máy đo huyết áp.
- Huyết áp tâm trương (ký hiệu bằng DIA): Chỉ số huyết áp thấp nhất khi đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số này thường nằm ở vị trí phía dưới.
Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg).
Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Huyết áp bình thường dao động từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg. Đặc biệt, huyết áp ở người trẻ tuổi có thể đạt 145/95 mmHg.
Huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.
Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60.
Lưu ý: Để xác định 1 người có bị tăng huyết áp hay không thì cần phải đo nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều và tối, phải đo ở cả 2 tay sau 5 phút nằm nghỉ, hoặc sau tối thiểu 1 - 2 phút ở tư thế đứng.
Dưới đây là bảng các mức huyết áp và huyết áp bình thường theo độ tuổi.
Huyết áp bình thường theo độ tuổi