Mới đây, các nhà khoa học công bố tạo thành công những chú chuột khỏe mạnh bằng cách sử dụng tinh trùng và tế bào dạng đặc biệt không phải là trứng. Điều này gây sửng sốt giới y học toàn thế giới và cộng động mạng. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thể thực hiện nghiên cứu trên con người trong tương lai hay không và việc sinh con từ hai người cha sinh học liệu có thể xảy ra?
Thí nghiệm tạo ra chuột con mà không cần trứng thông thường diễn ra như thế nào?
Điều đầu tiên phải nói đến trong thí nghiệm này đó là tinh trùng được kết hợp với các dạng tế bào đặc biệt tạo ra bằng cách xử lý trứng với những hóa chất nhất định.
Bình thường, trứng chỉ phân chia khi đã được thụ tinh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xử lý hóa chất để trứng có thể phân chia tạo ra tế bào con. Tế bào con này hoàn toàn khác với tế bào trứng ban đầu. Chúng có thể phân chia để hình thành các dạng tế bào mới, giống như các tế bào khác trong cơ thể.
Tiêm tinh trùng vào thẳng phôi
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào con mới được tạo ra này thụ tinh với tinh trùng tạo ra được 140 "phôi" chứa nhiễm sắc thể cả của bố và mẹ giống như phôi thai bình thường. 30 phôi đa bào đã phát triển thành những chú chuột con hoàn toàn khỏe mạnh và có khả năng sinh sản.
Kỹ thuật này có thể áp dụng với các tế bào khác được không?
Các tế bào đặc biệt họ tạo ra từ trứng được xử lý hóa chất không giống như các tế bào cơ thể bình thường. Những tế bào này lớn hơn nhiều và có khả năng không thể tái lập trình các đặc điểm di truyền ngoại gen để trở thành phôi.
Một vấn đề khác là tế bào của một người đàn ông có hai bộ nhiễm sắc thể, nhưng tế bào giao tử (như tinh trùng hoặc trứng) chỉ được phép chứa một bộ nhiễm sắc thể nếu muốn tạo ra phôi thai khỏe mạnh. "Còn có một loạt những ẩn số chưa biết", Perry chia sẻ.
Còn quá sớm để nghĩ về những đứa trẻ trong mơ
Kết quả nghiên cứu có gì thú vị?
Sự thành công của nghiên cứu mở ra hy vọng về những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh không cần trứng. Tức là sử dụng tinh trùng của một người đàn ông và một loại tế bào khác có nguồn gốc từ người đàn ông thứ hai.
Tiến sĩ Tony Perry thuộc khoa phôi thai học phân tử của ĐH Bath, chủ nhiệm nghiên cứu khẳng định, tất cả mới chỉ là lý thuyết. Việc sử dụng các tế bào người theo cách này còn rất xa: "Tất cả những điều này chỉ là suy đoán và chưa có điều gì trong đó có thể thực hiện được ngay, cũng có thể không bao giờ thực hiện được".
Nhưng từ thành công này chúng ta có thể khẳng định có nhiều hơn một con đường để có phôi thai khỏe mạnh. Nghiên cứu sâu hơn về quá trình này có thể có thể cung cấp những hiểu biết và phương pháp điều trị vô sinh mới.