Hiện tượng thiên văn cực hiếm "Trăng đen" sẽ xuất hiện vào đêm nay

Bầu trời ngày hôm nay (thứ Sáu ngày 30 tháng 9) là một sự kiện âm lịch bất thường xảy ra ở phía Tây bán cầu: mặt trăng non (new moon) thứ hai xuất hiện trong cùng một tháng - người ta gọi đó là "Trăng đen".

Trong khi Trăng tròn (Full moon) được nhắc đến tại thời điểm này xảy ra khi được các phần của Mặt trăng chiếu sáng, rơi vào bóng của Trái đất. Do đó, Mặt trăng sẽ biến mất hoàn toàn trên bầu trời và khiến màn đêm không xuất hiện có chút ánh sáng nào. Vài ngày sau đó, bạn sẽ thấy một mảnh trăng bạc hình lưỡi liềm dần xuất hiện trên bầu trời.

Lịch âm lịch gần như trùng với lịch dương lịch của Trái Đất, điều đặc biệt ở đây là mỗi tháng sẽ có một trăng tròn và một trăng non. Trăng tròn thứ hai trong một tháng còn được gọi là Trăng Xanh (Blue Moon). Trăng Đen được cho là mặt sau của Trăng Xanh: trăng non thứ hai trong một tháng. Trăng Đen tiếp theo trong tháng này sẽ xuất hiện vào ngày hôm nay ở phía Tây bán cầu.

Trăng Đen (Black Moon) ở một số nơi trên thế giới

Ở Tây bán cầu, trăng non sẽ xuất hiện vào ngày hôm nay, thứ Sáu ngày 30 tháng 9 được gọi là Trăng Đen. Chính thức, Trăng Đen sẽ xuất hiện lúc 8 giờ 11 phút tối theo múi giờ miền Đông ( 5 giờ 11 phút theo giờ chuẩn Thái Bình Dương).

Một cặp ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, nhiều tính năng có thể quan sát được mặt trăng. Nguồn ảnh: Karl Tate, SPACE.comMột cặp ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, nhiều tính năng có thể quan sát được mặt trăng. Nguồn ảnh: Karl Tate, SPACE.com

Đông bán cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc), trăng non sẽ xuất hiện vào lúc giữa đêm theo lịch là rạng sáng ngày mùng 1 tháng 10. Do đó, những khu vực này trên thế giới, trăng non đặc biệt này sẽ không phải là trăng non thứ hai trong cùng một tháng, nói đúng hơn nó là trăng non đầu tiên trong tháng! Vì vậy, nó không được coi là Trăng Đen và ở phía bán cầu đó sẽ phải chờ đến cuối tháng mới xuất hiện trăng non thứ hai. Thực tế, đối với hàng tỷ người sống ở Đông bán cầu, Trăng Đen sẽ xảy ra vào ngày 30 tháng 10 hoặc nếu bạn sống ở miền đông châu Á, Nhật Bản, Úc hoặc New Zealand, không cần đến tận ngày 31 tháng 10 (Halloween).

Trăng Đen là một sự kiện thiên thể "bất thường" - xảy ra 32 tháng một lần.

Hiện tượng Trăng Đen (Black Moon) có thể hoặc không thể quan sát được

Hiện tượng Trăng Đen (Black Moon) có thể hoặc không thể quan sát được

Ở giai đoạn "trăng non", mặt trăng là màu đen hoàn toàn. Nó xuất hiện vào khoảng thời gian đó của tháng khi mặt trăng đi qua cùng phần bầu trời mà mặt trời cũng đi qua, mặt tối của mặt trăng hoặc mặt Trái đất không được chiếu sáng. Do đó, điều này thực sự không thể quan sát được gì.

Thực tế, điều đó không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có những thời điểm mặt trăng trực tiếp đi qua giữa Trái đất và mặt trời, sau đó chúng sinh Địa cầu (Earthlings) có thể nhìn thấy hình bóng màu đen của mặt trăng đi qua ngay trước mặt trời, gây ra hiện tượng nhật thực. Thực tế, đó thực sự là những gì xảy ra với trăng non đầu tiên xuất hiện trong tháng vào ngày 01/09, tạo ra một nhật thực hình khuyên (cũng có tên gọi là "Vòng lửa nhật thực") đi qua các phần của châu Phi.

Chờ mặt trăng hình lưỡi liềm

Chờ mặt trăng hình lưỡi liềm

Nếu bạn còn băn khoăn về nguồn gốc thuật ngữ "trăng non" thì nó chỉ đơn giản là sự bắt đầu của một chu kỳ trăng mới. Khoảng thời gian giữa hai lần trăng non liên tiếp được gọi là tháng mặt trăng (synodic month), - trung bình kéo dài khoảng 29,53 ngày. Đây là thời kỳ các giai đoạn mặt trăng, bởi vì sự xuất hiện của mặt trăng còn phụ thuộc vào vị trí của mặt trăng khi nhìn từ phái Trái Đất. Từ "synodic" có nguồn gốc từ từ "sunodikos" trong tiếng Hy Lạp - có nghĩa là "cuộc gặp gỡ" dành cho trăng non, mặt trăng "gặp gỡ" mặt trời.

Nhưng không giống một "siêu trăng" mà được vô số người đang tìm địa điểm thích hợp để có thể quan sát được trăng tròn rõ hơn và sáng hơn. Với Trăng Đen, đơn giản rằng bạn không thể nhìn thấy được. Theo quan điểm của tôi, đây là lý do chính rằng tại sao Trăng đen gặp khó khăn để trở thành một tên gọi truyền thống phổ biến.

Tuy nhiên, hai buổi tối sau đó, tức ngày 02/10, bạn có thể nhìn thấy một mảnh trăng bạc lưỡi liềm thấp trên bầu trời hoàng hôn phía tây kéo dài khoảng 30 đến 40 phút sau giờ mặt trời lặn ở địa phương. Điều đó cũng đánh dấu sự khởi đầu của Rosh Hashanah - năm mới 5777 của người Do Thái. Ngày sau đó (tức ngày 03/10) là năm mới 1438 của người Hồi giáo và là ngày đầu tiên của Muharram, tháng đầu tiên trong lịch Hồi giáo.

Một số người thường nhầm lẫn khi đề cập đến sự xuất hiện của bất kỳ trăng bạc lưỡi liềm mỏng như "trăng non". Cách lập luận này thậm chí đã lan rộng tới văn học "bình dân". Trong tác phẩm kinh điểm "A Night to Remember" (tạm dịch: "Một đêm đáng nhớ") nói về vụ chìm tàu Titanic, tác giả Walter Lord đã trích dẫn một lính cứu hỏa trên tàu cứu đắm - người mà nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm trong bầu trời bình minh và kêu lên: "Trăng non kìa!"

Một lưu ý về xây dựng thương hiệu

Là người từng tham gia lĩnh vực phát thanh truyền hình trong gần 40 năm qua, tôi muốn cho các bạn biết rằng chúng tôi đã sống trong khoảng thời gian khi truyền thông mới, dường như bị ám ảnh bởi việc "xây dựng thương hiệu". Chiến dịch tiếp thị này liên quan đến việc tạo dựng hình ảnh và thương hiệu khác biệt - thường sử dụng một khẩu hiệu – để xây dựng hình ảnh ấn tượng trong tâm trí của người dân.

Trong những năm gần đây, ví dụ: ở lĩnh vực thiên văn học, chúng tôi đã quan sát được hiện tượng nhật thực hình khuyên - những trường hợp mặt trăng là quá nhỏ, bao phủ toàn bộ đĩa của mặt trời - được đặt tên là "Vòng lửa nhật thực." Nhật thực toàn phần của mặt trăng là khi mặt trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất gây ra các vệ tinh chuyển thành màu đỏ đồng - hiện giờ được gọi là Trăng Máu (Blood Moon).

 Trăng Máu

Khi trăng tròn đi qua phần quỹ đạo của nó, mang nó lại điểm gần nhất với Trái đất - điểm trong quỹ đạo vệ tinh - được gọi là "siêu trăng". Thực tế, cụm từ đó được đặt bởi một nhà chiêm tinh năm 1979 nhưng khá bất ngờ khi trở thành một thương hiệu truyền thông rất phổ biến sau khi xuất hiện sự tiếp cận gần nhất với trăng tròn đến Trái đất tháng Ba năm 2011. Nó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí bây giờ NASA cũng đã xác nhận cụm từ đó, mặc dù nó dường như giúp tôi đến với cộng đồng thiên văn học nói chung, nơi mà cách xa điểm chỉ định bất kỳ cận điểm trăng tròn như "siêu".

Sau đó, có Trăng Xanh (Blue Moon). Biệt danh này do một nhà văn của tạp chí Sky & Telescope Magazine đặt, ông đã hiểu nhầm một định nghĩa phức tạp được đưa ra bởi New England Almanac "không còn tồn tại" khi trăng tròn được đặt tên là "xanh" và thay vào đó, một lý do không chính xác rằng trong một tháng có hai trăng tròn, trăng tròn thứ hai được gọi là Trăng Xanh. Đó là một cái tên mà không được chú ý trong 40 năm qua, cho đến khi một chương trình radio hợp vốn đề xướng cụm từ này trong những năm 1980 và sau đó được lan truyền rộng. Vì vậy, bây giờ mặc dù trăng tròn thứ hai trong tháng không còn giống định nghĩa ban đầu giành cho Trăng Xanh nữa, nhưng trong văn hóa đại chúng hiện nay chúng ta tự kết hợp trăng tròn thứ hai trong tháng với Trăng Xanh.

Vì vậy, tên mới nhất của nó là Trăng đen (Black Moon).

Thứ Sáu, 30/09/2016 16:50
41 👨 2.640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ