Phát hiện ngoại hành tinh hệt như Trái Đất quay quanh một ngôi sao giống mặt trời

Các nhà thiên văn học quốc tế mới đây đã tìm thấy một ngoại hành tinh (hành tinh không thuộc hệ mặt trời) có nhiều điểm tương tự Trái Đất, đang quay quanh một ngôi sao cũng sở hữu nhiều đặc điểm giống mặt trời và chỉ cách chúng ta khoảng 3.000 năm ánh sáng.

Được phát hiện bởi kính viễn vọng thiên văn Kepler, ngôi sao này có tên gọi Kepler-160 và ngoại hành tinh quay quanh nó được đặt tên KOI-456.04. Theo tiết lộ của các nhà thiên văn học, KOI-456.04 và Kepler-160 giống với Trái Đất và mặt trời hơn bất kỳ cặp đôi nào được tìm thấy trước đây. Kepler-160 có kích thước và nhiệt độ đều tương tự như mặt trời của chúng ta, và hành tinh KOI-456.04 quay quanh nó ở vị trí gần đến mức thậm chí có thể có sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.

Phát hiện này được thực hiện bởi các nhà nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck (Max Planck Institute for Solar System Research - MPS) Đức, trong nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của các ngoại hành tinh có đặc điểm giống Trái Đất bằng cách sử dụng kính viễn vọng thiên văn Kepler. Thực ra Kepler-160 không phải là cái tên mới mẻ với giới thiên văn học. Trong khoảng thời gian 6 năm từ 2009 đến 2013, nhóm nghiên cũng đã tìm thấy 2 ngoại hành tinh Kepler-160b và Kepler-160c quay quanh ngôi sao Kepler-160. Tuy nhiên cả hai đều có kích thước lớn gấp nhiều lần Trái Đất và chúng quay quanh Kepler-160 ở khoảng cách quá gần, khiến nhiệt độ bề mặt trở nên cực kỳ nóng và gần như chắc chắn không thể có sự tồn tại của sự sống. Tuy nhiên với các phát hiện mới đây, các nhà nghiên cứu tin rằng Kepler-160 sở hữu 3 hoặc thậm chí 4 vệ tinh khác nhau, trong đó bao gồm KOI-456.04 có nhiều đặc điểm tương đồng với Trái Đất nhất.

Mô phỏng KOI-456.04 và Kepler-160
Mô phỏng KOI-456.04 và Kepler-160

Điều khiến KOI-456.04 trở nên đặc biệt không chỉ là nó có kích thước nhỏ hơn 2 lần so với Trái Đất, mà còn bởi nó đang quay quanh Kepler-160 - ngôi sao sở hữu nhiều đặc điểm tương tự như mặt trời - ở vị trí rất giống giữa Trái Đất và mặt trời. Sự tương đồng này “kỳ diệu” đến mức KOI-456.04 cũng nhận được mức năng lượng và loại ánh sáng từ Kepler-160 tương tự như Trái Đất thu nhận từ mặt trời. Để hoàn thành chu kỳ 1 vòng quay quanh Kepler-160, KOI-456.04 mất khoảng 378 ngày, khá tương đồng với Trái Đất. Do đó sự tồn tại của nước lỏng và sự sống trên bề mặt của KOI-456.04 là hoàn toàn khả thi.

Tất nhiên việc xác định sự tồn tại của sự sống trên KOI-456.04 còn phải thụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, điển hình như việc liệu hành tinh này có bầu khí quyển hay không - yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệt độ bề mặt và khí hậu của nó. Tuy nhiên, tiềm năng vẫn là rất ấn tượng.

“Các điều kiện bề mặt trên KOI-456.04 có thể tương tự như trên Trái đất, trong trường hợp bầu khí quyển của nó không quá lớn và không giống Trái đất. Lượng ánh sáng mà KOI-456.04 nhận được từ ngôi sao chủ của nó (Kepler-160) bằng khoảng 93% lượng ánh sáng Trái Đất thu nhận từ mặt trời. Nếu KOI-456.04 có bầu khí quyển trơ chủ yếu với hiệu ứng nhà kính nhẹ như Trái Đất, thì nhiệt độ bề mặt của nó sẽ trung bình +5 độ C, thấp hơn nhiệt độ toàn cầu khoảng 10 độ”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định 100% đây là một hành tinh và không loại trừ khả năng có thể xảy ra lỗi đo lường.

Thứ Ba, 09/06/2020 09:16
31 👨 1.113
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ