Hành tinh có gió nhanh nhất hệ Mặt Trời, đạt tốc độ 2.400 km/h
Sao Hải Vương là hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp 17 lần trái đất, cách mặt trời 4,5 tỷ km.
Sao Hải Vương rất thú vị, trên hành tinh này có những cơn gió nhanh nhất hệ mặt trời. Chúng là những đám mây cuộn xoáy, cực mạnh với tốc độ cực nhanh lên đến 2.400km/h.
Nhiệt độ trên sao Hải vương ấm hơn sao Thiên Vương dù cách xa mặt trời hơn nhiều. Một giả thuyết cho rằng, áp lực tích tụ dưới những lớp mây dày ở hành tính này biến carbon và methane thành mưa kim cương. Sau đó, khi rơi xuống phần bên trong hành tinh chúng tan chảy và tạo ra lượng nhiệt tăng cường. Khi nhiệt tỏa ra vùng không gian lạnh giá, nó khuấy động toàn bộ khí quyển, tạo ra gió xung quanh hành tinh.
Các dòng chảy khí động học không bị cản trở bởi những dãy núi, thung lũng hay ranh giới lục địa nên những cơn gió phát triển và thổi vòng quanh, không có gì làm chúng chậm lại.
Ngoài ra, nhiệt độ cực lạnh ở đây giúp khí quyển bớt đặc quánh, cũng góp phần tạo nên những cơn gió siêu thanh trên sao Hải Vương, nhanh hơn bất cứ thứ gì trên sao Mộc và sao Thổ.
Sao Hải Vương được phát hiện bởi Urbain Le Verrier vào năm 1846. Trước đó, do sự không nhất quán trong việc tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương người ta đã suy đoán ra sự tồn tại của sao Hải Vương.
Cho tới nay, chỉ có tàu vũ trụ Voyager 2 từng đi qua đủ gần để ghi lại những hình ảnh về hành tinh có những cơn gió đạt tốc độ siêu thanh.
Bạn nên đọc
-
Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
-
Mặt trăng sắp có múi giờ riêng, ngày Âm lịch có bị thay đổi?
-
Các phi hành gia NASA bỏ phiếu bầu cử từ không gian như thế nào?
-
Halloween từ vũ trụ: Bộ đôi thiên hà hiện lên như một cặp mắt đáng sợ nhìn chằm chằm từ không gian
-
Bức ảnh chụp được toàn bộ hành tinh trong hệ Mặt trời xuất hiện cùng lúc
-
Trăng quầng, Trăng tán là gì? Tại sao lại có sự xuất hiện của hai hiện tượng thiên nhiên này?
-
Nhật Bản phóng thành công vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vào không gian
-
Hành tinh có nhiều Mặt trăng nhất trong hệ Mặt trời, 92 mặt trăng
-
Tìm thấy bằng chứng về mặt trăng ‘địa ngục’ chứa đầy núi lửa đang quay quanh một ngoại hành tinh xa xôi