Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng được trang bị những kiến thức về nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số vấn đề như hạ đường huyết là gì? Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không? Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, ở dưới mức 3,9 mmol/l (<70mg/dl). Điều này sẽ dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose (đường) cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể.

Bệnh hạ đường huyết có thể xảy ra với bất cứ ai, tại bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt, với người bệnh tiểu đường, hạ đường huyết được coi là một biến chứng cấp tính có nguyên nhân xuất phát từ việc tiêm lnsulin sai chỉ định, uống quá liều thuốc giảm đường huyết, nhịn ăn, ăn kiêng hay tập luyện quá mức…

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Nguyên nhân gây nên bệnh hạ đường huyết

  • Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
  • Không ăn đủ hoặc thời gian giữa các bữa ăn quá dài.
  • Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
  • Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
  • Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
  • Uống quá nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.

Dấu hiệu của hạ đường huyết

  • Run rẩy, đánh trống ngực
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Luôn cảm thấy đói cồn cào
  • Thị lực giảm
  • Tim đập nhanh hơn
  • Da tái đi

Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, thì hạ đường huyết nguy hiểm hơn nhiều so với tăng đường huyết. Đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra vào ban đêm, ở người già hoặc nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong.

Để lý giải cho sự nguy hiểm này, Giáo sư Quang đã chỉ ra rằng:

  • Hạ đường huyết có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và tổn thương não. Nếu những cơn hạ đường huyết nặng diễn ra thường xuyên sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức trong tương lai.
  • Hạ đường huyết nghiêm trọng còn khiến bạn co giật, hôn mê. Nếu tình trạng này xảy ra khi lái xe, có thể gián tiếp gây tử vong do làm tăng khả năng tai nạn.

Tuy nhiên, giáo sư Thái Hồng Quang cũng nhấn mạnh, nếu phát hiện kịp thời, có cách xử lý nhanh chóngn thì những rủi ro gặp phải cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

ha duong huyet la gi ha duong huyet co nguy hiem khong nd

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết cần phải làm gì?

Tùy thuộc vào mức độ hạ đường huyết mà chúng ta có cách xử trí khác nhau. Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng, gây hôn mê người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Còn trong những trường hợp khác, chưa bị hôn mê, bạn có thể thực hiên theo các bước dưới đây:

Bước 1: Bổ sung các thực phẩm có chứa khoảng 15g đường. Ví dụ như:

  • 1 ly sữa đặc
  • 1 thìa mật ong
  • 1/2 ly nước ép trái cây
  • 2 viên đường glucose
  • Nửa lon nước ngọt như (Coca, Pepsi hoặc nước cam...)
  • 1 ly nước đường

Bước 2: Nghỉ ngơi khoảng 20 phút, sau đó tiến hành kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà.

Bước 3: Nếu vẫn còn những triệu chứng của hạ đường huyết, bạn cần thực hiện lại bước 1 và bước 2.

Khi những dấu hiệu này đã thuyên giảm, người bệnh cần dùng bữa chính ngay sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu cần thiết, có thể trao đổi với bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gây hạ đường huyết và có những can thiệp kịp thời.

Một số gợi ý giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh hạ đường huyết

  • Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, cân bằng giữa các bữa ăn.
  • Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
  • Trao đổi với bác sĩ để có được lịch kiểm tra lượng đường huyết cụ thể tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.
  • Luôn mang theo một vài viên đường glucose.
  • Lựa chọn các sản phẩm giảm đường huyết một cách thông minh, nếu ăn kiêng, nên ăn theo chế độ khoa học.

Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh hạ đường huyết là gì? Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm máy đo đường huyết để sử dụng tại nhà, các bạn có thể liên hệ tới số hotline bên dưới để được tư vấn: Tại Hà Nội: 024.3568.6969 hoặc tại TPHCM: 028.3833.3366.

>>> Tham khảo:

Thứ Sáu, 28/02/2020 10:50
41 👨 420
0 Bình luận
Sắp xếp theo