Nhà máy Everett của Boeing ở Seattle (Mỹ) nơi sản xuất những chiếc máy bay khổng lồ như 747, 777 của hãng, là tòa nhà rộng nhất thế giới. Hệ thống an ninh ở đây rất nghiêm ngặt, mọi hoạt động đều được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí khách tham quan còn có cả người giám sát khi vào nhà vệ sinh.
- Máy bay và 11 bí mật bất ngờ mà không phải ai cũng biết
- Nhìn lại 27 năm phát triển của Boeing 777 - chiếc máy bay tốt nhất thế giới
Năm 1967, xưởng được xây dựng để sản xuất mẫu máy bay 747. Sự có mặt của Boeing khiến nhiều doanh nghiệp lớn như Microsoft, Apple và Amazon bắt đầu chú ý tới Everett.
Nhà máy Everett của Boeing không chỉ là tòa nhà rộng nhất thế giới mà đây cũng là công trình nhân tạo rộng nhất thế giới. Nó trải rộng trên diện tích 398,000 m2 - tương đương 50 sân bóng đá.
Mỗi tháng, nhà máy này sản xuất khoảng 50 chiếc máy bay đẳng cấp thế giới, trong đó có hai mẫu mới nhất hiện nay là 787 Dreamliner và 747-8.
Mỗi năm, nhà máy đón tiếp 110.000 lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Boeing cung cấp các tour thăm Everett hàng ngày, giá vé cho người lớn là 16 USD và 9 USD cho trẻ em. Tổng thống Mỹ, các CEO, phi hành gia... cũng từng tới tham quan nhà xưởng rộng nhất thế giới này.
Du khách sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng (trong đó có cả chó nghiệp vụ dò tìm thuốc nổ), và được thông báo điều kiện trước khi vào tham quan nhà máy: không được tự ý đi lại, không chụp ảnh, không sử dụng mạng xã hội và thậm chí, bạn sẽ có người đi kèm khi vào nhà vệ sinh.
Khi các bộ phận cần thiết được chuyển tới Everett, công việc lắp ráp những chiếc máy bay khổng lồ thực sự bắt đầu. Bộ phận đầu tiên được lắp ráp là phần thân máy bay, chúng được ráp ngược để tận dụng lực kéo xuống của trọng lực.
Mỗi máy bay là sự kết hợp của công nghệ hiện đại toàn cầu, các linh kiện được sản xuất và chuyển tới đây từ 10 quốc gia, trong đó có Thụy Sĩ, Nhật Bản, Italy. Các bộ phận được chọn dựa trên chất lượng, giá cả và độ sẵn có.
Nhà máy này không có hệ thống thông điều hòa nơi sản xuất. Khi nhiệt độ trong nhà máy tăng, hệ thống gió tự động mở và thổi khí từ ngoài vào (nhiệt độ ở Seattle hiếm khi vượt quá 30 độ C), khi nhiệt độ bên trong quá lạnh, hệ thống chiếu sáng với hơn 1.000 bong đèn sẽ được bật để sưởi ấm.
Một quầy phục vụ đồ ăn và một toilet đang chờ lắp đặt có giá lên tới 20.000 USD.
Các nhân viên di chuyển bằng xe đạp ở làn đường riêng, cạnh đó là làn dành cho người đi bộ. Trong nhà máy này có đến 1.3000 xe đạp và xe ba bánh giúp nhân viên tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các bộ phận.
Nhà máy này như một thành phố thu nhỏ với trạm cứu hỏa riêng, lực lượng an ninh, trạm xá y tế, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy điện, nhà hàng, nhà trẻ, quán cà phê và phòng nghỉ để phục vụ nhân viên.
Tại các xưởng đều treo cờ Mỹ. Tại đây, cánh đuôi máy bay của các hãng hàng không cũng được trưng bày.
Vào mùa đông do nhiệt tỏa ra từ con người và máy móc khiến nhiệt độ trong nhà máy luôn giữ ở mức 19 độ C.
Trong quá trình lắp ráp, từ lúc còn là bản thiết kế tới khi hoàn thiện, các máy bay được chuyển dọc sàn nhà máy.
Nhà máy hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu, công nhân được chia thành 3 ca làm việc liên tục 24h/7 nhưng lại đóng cửa vào thứ bảy và chủ nhật để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi (trừ trường hợp khẩn cấp).