Khoảnh khắc dòng chảy ánh sáng từ một ngôi sao “sơ sinh” hiện lên tuyệt đẹp trong con mắt của kính thiên văn 10 tỷ USD

Thêm một hình ảnh ấn tượng mới vừa được gửi về từ Kính viễn vọng Không gian đắt nhất thế giới James Webb, cho thấy khoảnh khắc “đẹp ma mị” được tạo ra bởi sự bùng nổ năng lượng đến từ một ngôi sao rất trẻ.

Hiện tượng này gọi là “đối tượng Herbig-Haro”, và ví dụ cụ thể trong hình ảnh này được đặt tên HH 211. Đây về cơ bản là các mảng sáng của tinh vân kết hợp với sao mới hình thành. Chúng được hình thành khi các tia hẹp của khí bị ion hóa một phần do các ngôi sao nói va chạm với các đám mây khí và bụi gần đó với tốc độ vài trăm km mỗi giây. Các đối tượng Herbig-Haro có mặt khắp nơi trong những khu vực hình thành sao, và một số thường được nhìn thấy xung quanh một ngôi sao duy nhất, thẳng hàng với trục quay của nó. Hình ảnh bên dưới của HH 211 cho thấy tác động của những luồng khí khổng lồ được ngôi sao ném ra, và va chạm với các đám mây bụi và khí để tạo ra những hình dạng tuyệt đẹp.

Hình ảnh cận hồng ngoại, độ phân giải cao của Kính viễn vọng Không gian James Webb về Herbig-Haro 211 cho thấy chi tiết tinh tế về dòng chảy của một ngôi sao trẻ, một dạng tương tự “thời thơ ấu” của mặt trời của chúng ta. Các vật thể Herbig-Haro được hình thành khi gió sao hoặc các tia khí phun ra từ các ngôi sao mới sinh tạo thành sóng xung kích va chạm với khí và bụi gần đó ở tốc độ cao.
Hình ảnh cận hồng ngoại, độ phân giải cao của Kính viễn vọng Không gian James Webb về Herbig-Haro 211 cho thấy chi tiết tinh tế về dòng chảy của một ngôi sao trẻ, một dạng tương tự “thời thơ ấu” của mặt trời của chúng ta. Các vật thể Herbig-Haro được hình thành khi gió sao hoặc các tia khí phun ra từ các ngôi sao mới sinh tạo thành sóng xung kích va chạm với khí và bụi gần đó ở tốc độ cao.

Trên thực tế, đây là lần thứ hai James Webb chụp ảnh đối tượng Herbig-Haro. Một cặp vật thể tương tự có tên HH 46/47 đã được chụp ảnh vào tháng 7 năm nay thông qua hệ thống NIRCam. Tuy nhiên, hình ảnh đó hiển thị nhiều ngôi sao nền hơn, trong khi hình ảnh HH 211 mới đây lại cho thấy nhiều chi tiết hơn xung quanh ngôi sao ở trung tâm.

Ngôi sao ở trung tâm HH 211 cuối cùng sẽ lớn dần lên và trở thành một ngôi sao tương tự mặt trời của chúng ta. Nhưng hiện tại, nó chỉ mới vài chục nghìn năm tuổi so với mặt trời hơn 4 tỷ năm tuổi. Ngôi sao này hiện cũng có khối lượng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng 8% khối lượng mặt trời. Độ tuổi rất trẻ của ngôi sao là lý do khiến nó phát ra những dòng tia mạnh như vậy. Ngôi sao đang thu thập vật chất từ khu vực xung quanh, và sau đó phóng ra một lượng nhỏ vật chất đó từ các cực của nó.

Khi vật chất di chuyển ra ngoài với tốc độ khủng khiếp lên tới 60 dặm một giây, nó tạo ra một cấu trúc khí giống như sóng va chạm với vật chất khác. Sự va chạm này dẫn đến một hiệu ứng gọi là sốc hình cánh cung, có hình dạng giống như một đường cong, ví dụ về hiệu ứng này có thể được nhìn thấy ở cả phần dưới bên trái và phần trên bên phải của hình ảnh.

Thứ Bảy, 30/09/2023 01:11
31 👨 160
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ