'Đổ mồ hôi Anh' - Căn bệnh lạ gây ra cái chết bí ẩn cho hàng nghìn người và chưa từng có lời giải

Một căn bệnh lạ đã bùng phát tại Anh vào cuối thế kỷ 15 gây ra cái chết bí ẩn cho hàng nghìn người. Căn bệnh lạ này có tên gọi là đổ mồ hôi Anh và cho tới nay vẫn là câu hỏi lớn của y học.

Căn bệnh ‘đổ mồ hôi Anh’ bùng phát thành 5 đợt chính, vào các năm 1485, 1508, 1517, 1528 và 1551 và chỉ giới hạn ở Anh. Châu Âu chỉ ghi nhận một số ít trường hợp.

Căn bệnh ‘đổ mồ hôi Anh’ có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30% đến 50%. Thời gian phát bệnh của ‘đổ mồ hôi Anh’ diễn ra rất nhanh, nhiều bệnh nhân có các triệu chứng đầu tiên vào tối hôm trước và đến sáng hôm sau đã qua đời. Theo các chuyên gia, nếu người bệnh sống sót trong 24h sẽ qua khỏi. Các chuyên gia cho biết người bệnh thường sẽ qua khỏi nếu sống sót trong 24 giờ.

Căn bệnh đổ mồ hôi Anh

Căn bệnh lạ khiến cả nước Anh hoảng sợ

Nhiều nghi ngờ cho rằng, binh lính người Pháp được cha Vua Henry VIII thuê trong Cuộc chiến tranh hoa hồng 1487 đã mang lại dịch bệnh khiến triều đại của Vua Anh bị tử vong hàng loạt.

Theo ghi chép của Thomas More - cố vấn của Vua Henry VIII thì “các quan chức triều đại của Vua Henry liên tục phải di chuyển để tránh bị lây nhiễm bệnh. Nhà vua phải mang theo cả hoàng tộc lẫn những người thân tín đi xa, thậm chí đã có lúc nhà vua phải ra lệnh giải tán triều đình.

Cũng theo Thomas More, người dân cảm thấy ở chiến trường còn an toàn hơn ở thành phố khi bệnh bùng phát.

Sau khi chiến thắng trên chiến trường, đoàn quân của Henry trở về London, dịch bệnh bùng phát. Và chỉ trong vòng 6 tuần đã cướp đi sinh mạng của 15.000 người.

Cái chết của hoàng tử Arthur Tudor, con trai của Henry VIII, là người thừa kế ngai vàng vào năm 1502 cũng được cho là vì căn bệnh đổ mồ hôi Anh.

Tháng 11/1485, căn bệnh thuyên giảm nhưng lại bùng phát lại vào năm 1508 và chỉ giới hạn ở Anh. Nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Đến tháng 10/1508, căn bệnh tiếp tục biến mất.

Đến cuối tháng 6 năm 1517, đợt dịch thứ 3 bùng phát và chủ yếu giới hạn ở London. Thông tin về đợt bùng phát này, không được ghi lại nhiều trong các tài liệu sử học và y khoa.

Năm 1528, một lần nữa dịch bệnh quay trở lại London. Nhưng lần này căn bệnh đã lây truyền mạnh và lan sang châu Âu, đến tận phía Đông của Nga.

Đợt dịch cuối cùng diễn ra năm 1551 và chỉ giới hạn tại Anh. Lần này căn bệnh đã giết chết khoảng 1.000 người, mang đến nỗi kinh hoàng cho toàn nước Anh.

Elma Brenner, nhà sử học tại Thư viện Wellcome ở London cho biết, khi đó tất các tầng lớp xã hội, từ người nghèo đến hoàng tộc đều dễ nhiễm bệnh.

Triệu chứng và cái chết khó tránh khỏi

Các bác sĩ thời trung cổ không xác định được mầm bệnh gây ra căn bệnh “đổ mồ hôi Anh”. Họ không thể xác định nó từ đâu đến cũng như nguyên nhân gây bệnh nên không thể kiểm soát được dịch bệnh.

Nhiều giả thuyết về cách dịch bệnh lây lan đã được đưa ra. Nhiều người cho rằng căn bệnh này không lây từ người sang người vì nó không lan truyền qua máu hoặc dịch tiết của cơ thể. Có ý kiến cho rằng căn bệnh do “tạp chất ngoại lai gây ra”.

Điều đặc biệt là căn bệnh đổ mồ hôi Anh lây lan chủ yếu ở thanh thiếu niên, trung niên, đặc biệt là nam giới giàu có, ở tầng lớp thượng lưu chứ không tấn công người già, trẻ nhỏ như hầu hết đợt dịch khác thời Trung cổ.

Bệnh đổ mồ hôi Anh khởi phát nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm, đầu tiên là ớn lạnh và run rẩy kéo dài từ nửa tiếng đến ba giờ, sau đó đổ mồ hôi, rồi sốt cao, phát ban, nhức đầu, mê sảng, mạch nhanh, khát dữ dội và suy nhược cơ thể.

Diễn biến bệnh rất dữ dội, có một số trường hợp bị tử vong trong vòng vài giờ.

Tranh vẽ minh hoạ người mắc bệnh đổ mồ hôi Anh.
Tranh vẽ minh hoạ người mắc bệnh đổ mồ hôi Anh.

Tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, một số tài liệu ghi rằng nguy cơ tử vong lên tới 80-90%. Sự khác biệt này là trình độ chuyên môn của bác sĩ thời kỳ đó.

Theo tiến sĩ Thomas Le Forestier, căn bệnh đổ mồ hôi Anh có thời gian ủ bệnh từ một đến 29 ngày, đôi khi lên tới 44 ngày.

Đến năm 1551, bệnh đổ mồ hôi ở Anh bỗng dưng biến mất. Đến năm 1718, tại Pháp lại bùng lên một bệnh tương tự có tên đổ mồ hôi Picardy. Sau đó có vài đợt bùng phát lẻ tẻ kéo dài đến năm 1861.

Giải mã bí ẩn

Để giải mã căn bệnh, các nhà khoa học đã khai quật thi thể của Vua Arthur ở Nhà thờ Worcester vào năm 2002 nhưng không tìm ra manh mối nào.

Một số người phỏng đoán bệnh lây lan do một loại virus trong rừng đã lây lan sang người qua vật trung gian là chuột.

Một số nhà khoa học cho rằng triệu chứng của đổ mồ hôi Anh giống với Đại dịch cúm năm 1918 nhưng 2 căn bệnh này không phải là một. Nhiều người nhận định đổ mồ hôi Anh chính là bệnh than hoặc bệnh lao.

Năm 2014, các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện Quân đội Queen Astrid, Brussels, Bỉ lập luận “Đổ mồ hôi Anh” thuộc bệnh truyền nhiễm do Hantavirus gây ra, vật trung gian truyền bệnh là dơi, động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Con người có thể nhiễm virus này qua phân, nước bọt hoặc tiếp xúc với loài trung gian gây bệnh. Hantavirus là loại virus RNA gram âm thuộc họ Bunyaviridae.

Thứ Sáu, 23/09/2022 15:02
52 👨 511
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bí ẩn - Chuyện lạ