Cồn diệt virus như thế nào?

Vệ sinh tay bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô chứa cồn là một trong những biện pháp phòng tránh virus hiệu quả nhất mà mọi người nên thực hiện.

Xà phòng và nước có tác dụng rửa trôi virus, trong khi đó cồn có thể tiêu diệt hoặc làm bất hoạt virus dựa trên một điểm yếu "chết người" của nó.

Từ năm 1988, cồn đã được khuyên dùng để rửa tay giúp chống lại vi trùng. Các sản phẩm nước rửa tay dựa trên cồn được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là chế phẩm chứa cồn được sản xuất để rửa tay nhằm vô hiệu hóa vi sinh vật, hoặc tạm thời ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Nước rửa tay khô thường chứa các chất gốc cồn như isopropanol, ethanol, n-propanol hoặc kết hợp 2 trong số các sản phẩm này.

Hoạt tính kháng vi sinh vật của cồn có được là từ khả năng biến tính và đông tụ protein. Cồn có thể phá vỡ lớp vỏ bọc và phơi bày vật liệu di truyền của virus (RNA). Điều này khiến virus không được bảo vệ và bị bất hoạt, không còn các thụ thể dạng gai (S) để lây nhiễm tế bào.

Chính vì vậy, cồn là một chất bất hoạt mầm bệnh hiệu quả trong việc đối phó với họ virus corona, bao gồm cả virus SARS-CoV, virus MERS gây ra dịch SARS năm 2003 và chứng hô hấp Trung Đông vào năm 2015.

Virus có vỏ bọc (bên trái) bị bất hoạt bằng cồn, trong khi virus không có vỏ bọc (bên phải) kháng được sự ảnh hưởng của nó.
Virus có vỏ bọc (bên trái) bị bất hoạt bằng cồn, trong khi virus không có vỏ bọc (bên phải) kháng được sự ảnh hưởng của nó.

Kết quả một nghiên cứu cho thấy, các loại nước rửa tay khô chứa cồn (ethanol và isopropanol) rất hiệu quả trong việc chống lại các virus có màng bọc như virus Ebola, virus Zika, SARS và MERS.

Tuy nhiên, cồn không có tác dụng trong việc tiêu diệt một số chủng virus không có vỏ bọc nhân như Poliovirus gây bệnh bại liệt. Vì vậy, nước rửa tay chứa cồn tỏ ra kém hiệu quả trong việc tiêu diệt những virus chỉ có một lớp vật liệu di truyền (DNA hoặc RNA) được đóng gói chặt chẽ với protein tạo thành một hạt đặc.

Chính vì vậy, nước rửa tay khô chứa cồn được khuyến cáo sử dụng để phòng chống dịch Covid-19.

Thứ Tư, 11/03/2020 11:27
54 👨 825
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học