Một con dấu cổ đại 3600 năm tuổi được vua Hittite từng sử dụng đã được được phát hiện bên trong một bình chứa lotion, tìm thấy trong hoạt động chống buôn lậu năm 2015 và nay nó đã được trưng bày lần đầu tiên.
Theo các chuyên gia, con dấu bằng đồng có giá trị này được sử dụng trong thư tín giữa vị vua Hittite và người viết sách của ông. Nó đã bị cảnh sát ở tỉnh Çorum, Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu vào năm 2015 vì những kẻ buôn lậu đã cố bán nó cho các cộng sự ở nước ngoài.
Con dấu mang các hình tượng khác nhau, có chữ tượng hình và là con dấu thứ ba tương tự được phát hiện.
Một trong hai con dấu Hittite khác được trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Mỹ, trong khi cái còn lại được trưng bày trong Bảo tàng Anadolian Civilizations ở Ankara.
Giám đốc Bảo tàng Çorum Önder İpek nói với Ihlas News Agency rằng quá trình xét xử về vụ buôn lậu con dấu vẫn đang được tiến hành.
İpek nói rằng ông chắc chắn con dấu được trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô từng bị buôn lậu từ Çorum.
Çorum được biết đến vì sự giàu có các địa điểm khảo cổ Phrygian và Hittite. Khu vực nổi lên với sự thống trị hùng mạnh của đế chế Hittite giữa 1650-1200 TCN, cùng một nền nghệ thuật và nền kinh tế địa phương bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong quá khứ.
Khu vực này cũng là thủ đô của Đế quốc Hittite, Hattusa, vào cuối thời kỳ đồ đồng, được đặt vị trí địa lý chiến lược và thiết lập hệ thống kinh tế "Karum”.
Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang đấu tranh cho nạn buôn lậu, đánh cắp khảo cổ vật trong và ngoài nước.
Vấn đề này rất quan trọng đối với một đất nước có khoảng 3.000 thành phố cổ từ 42 nền văn minh trong khi ngành du lịch quốc gia đang dựa vào di sản lịch sử phong phú để thu hút hàng triệu người nước ngoài mỗi năm đến tham quan du lịch.
Xem thêm: