- Khai quật bức tượng bằng đá cẩm thạch 2.100 năm tuổi ở Bắc Thổ Nhĩ Kỳ
- Giới khảo cổ học săn tìm những manh mối tàu Shoreham bị bỏ rơi
- Xuồng thời tiền sử được khai quật tại Ấn Độ
Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc đã đến Kenya vào Chủ Nhật trong một cuộc thám hiểm kéo dài hai tháng để theo dõi nguồn gốc của con người hiện đại.
Trước giờ, vùng Đông Phi đã trở thành điểm nóng trong nghiên cứu tiến hóa của con người từ những năm 1950.
Theo đó, trong hành trình này nhóm nghiên cứu Trung Quốc sẽ làm việc với Bảo tàng Quốc gia Kenya để khai quật một khu vực ở tỉnh Rift Valley, Châu Phi, làm việc trên diện tích 200 mét vuông trên một khu vực cổ được phát hiện vào năm 2016, ông Li Zhanyang, trưởng nhóm và nhà nghiên cứu thuộc Viện Di sản Văn hoá và Khảo cổ học ở tỉnh Hà Nam trung tâm của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Nhóm cũng sẽ khám sát trên vùng đất ở một diện tích 20 km vuông cho phần còn lại liên quan tới lịch sử con người cổ đại từng sinh sống gần hồ Baringo và Bogoria.
Trong các cuộc điều tra sơ bộ ngắn ngủi vào tháng 4 và tháng 5 vừa rồi ở Châu Phi, 40 công cụ đá được cho là thuộc văn hoá Sangoan Paleolithic Sangoan (200.000-300.000 năm trước) được thu thập.
Ông Li, người đã khám phá ra hóa thạch sọ người trong năm 2007 và 2014 ở Hà Khẩu, Trung Quốc cho biết văn hoá Sangoan có liên quan đến nguồn gốc của con người Trung Quốc hiện đại và đó chính là một trong những mục tiêu của cuộc khai quật này.
Việc so sánh nguồn gốc, đặc điểm con người thời tiền sử Trung Quốc và Châu Phi là cần thiết vì người Hứa Xương (niên đại hơn 100.000 năm tuổi) từng xuất hiện ở Châu Phi có chia sẻ đặc điểm tương đồng với con người hiện đại ở Bắc Trung Quốc, Li nói.