Video: Cách chim cánh cụt quai nón 'đi cầu'
Trong video trên đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình chim cánh cụt quai nón “đi cầu”. Đây là video của BBC Earth được chia sẻ trên Fanpage FB. Chắc chắn bạn sẽ không khỏi kinh ngạc và buồn cười với cách đi vệ sinh cực kỳ độc đáo của loài động vật sống ở Nam Cực này.
Chim cánh cụt quai nón (Chinstrap penguins) sống ở Nam Cực và những hòn đảo ở cực nam của thế giới gồm quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Nam Orkneys, Nam Shetland, Balleny, đảo Bouvet.
Loài chim cánh cụt này có 1 vệt lông quanh cằm trông tựa như quai mũ, chính vì vậy mà chúng được gọi là chim cánh cụt quai nón hoặc chim cánh cụt quai mũ.
Chim cánh cụt quai nón có kích thước cơ thể dài đến 68cm và cân nặng đến 6kg Chim trống có kích thước và trọng lượng lớn hơn chim mái. Chúng làm tổ, nuôi con ở những vùng ven biển.
Khi mới nở ra, chim cánh cụt quai mũ con được bao phủ bởi lớp lông tơ sáng màu không chống thấm nước. Chúng thường rúc dưới bụng chim bố mẹ trong chiếc tổ làm từ những viên đá trong tháng đầu tiên đến với thế giới.
Thức ăn của chim cánh cụt quai nón là các loài động vật thân mềm và cá, nên phụ thuộc hoàn toàn vào đại dương. Chúng bơi đến 80km ra khơi mỗi ngày để tìm kiếm thức ăn.
Hiện nay, số lượng loài chim cánh cụt này đang giảm mạnh tại Nam Cực. Biến đổi khí hậu khiến Nam cực nóng lên đã ảnh hưởng đến nguồn thức ăn chủ yếu của chúng, một loài nhuyễn thể có tên gọi là krill.
Bạn nên đọc
-
Sói bờm: Loài chó nhưng được gọi là sói, có chân dài 1m, thích ăn hoa quả
-
Những loài bướm đẹp nhất thế giới
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
-
Loài côn trùng nào đốt đau nhất?
-
Thanh xà kỳ lân, loài rắn mọc sừng ở mũi độc nhất vô nhị Việt Nam
-
Lục chúa - Loài rắn tưởng kịch độc nhưng hoàn toàn vô hại
-
Lạc đà trữ nước ở đâu trên cơ thể?
-
Trăn Anaconda bị cá sấu quật tơi bời
-
TOP động vật đẹp nhất thế giới