Báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và các tổ chức quốc tế khác cùng diễn đàn Global Tiger Forum cho thấy mức nghiêm trọng của những mối đe dọa mà loài hổ ở 11 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt, trong số 112 khu bảo tồn hổ ở châu Á và Nga, chỉ có 13% đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
Theo báo cáo này, có tới 85% các khu sinh cảnh hổ nuôi giữ không có nhân viên tuần tra.
Hổ là một trong những động vật dễ bị săn trộm và săn bắn nhiều nhất trên thế giới, dẫn đến các cá thể của chúng được liệt kê là 'loài nguy cấp'.
Nhằm tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2020 như đã thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Tiger Summit năm 2010, CA|TS là một bộ tiêu chí cho phép các cơ quan chức năng trong khu vực hổ sinh sống kiểm tra xem việc quản lý của họ có giúp bảo tồn hổ thành công không, thông qua 17 hoạt động quản lý chủ chốt.
Mặc dù thực tế việc săn trộm là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hổ, 85% các khu vực được khảo sát không có sự kiểm soát của nhân viên để tuần tra khu vực hổ sinh sống, và có 61% tỉ lệ như vậy ở Đông Nam Á, với rất ít quy định hạn chế hoạt động săn bắn.
Sự đầu tư thấp của các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á được coi là một trong những lý do dẫn đến thiếu sự quản lý của những khu vực bảo vệ loài hổ.
Vào năm 2016, thế giới ước tính có khoảng 3.890 cá thể hổ tự do hoặc hổ hoang dã, với ít nhất 2.226 con ở Ấn Độ (2014 con) và ở Nga (433 con), Nepal (198 con), Bhutan (103 con), Bangladesh (106 con), Thái Lan (189 con), Malaysia (250 con), Indonesia (371), Trung Quốc (7 con hoặc ít hơn), Việt Nam (dưới 5 con) và Lào (2 con).
Báo cáo cho biết các nhu cầu cơ bản như quy trình cưỡng chế chống săn trộm, khuyến khích cộng đồng địa phương, và quản lý các cuộc xung đột giữa người và động vật hoang dã vẫn còn yếu kém ở tất cả các khu vực được khảo sát.
Báo cáo cho biết một nửa số địa điểm được đánh giá (52,5%) cho thấy có công tác quản lý hổ khá mạnh mẽ, mặc dù cần phải cải thiện nhiều hơn nữa. Có tới 35%, chủ yếu ở Đông Nam Á, có cơ chế quản lý loài hổ tương đối yếu kém.
Theo SP Yadav, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc nói: "Việc quản lý các khu bảo tồn hổ không hiệu quả sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của hổ... và đầu tư dài hạn vào các khu bảo tồn hổ là điều thiết yếu và đây là trách nhiệm thuộc phạm vi cấp chính phủ".
Cuộc nghiên cứu cho thấy các nước Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Nga đều có kế hoạch quản lý hổ, các khu vực hổ ở Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan thì lại không.
Michael Blazer, Chủ tịch Ban chấp hành CA|TS cho biết: "Việc cấp vốn bảo tồn là rất cần thiết, đặc biệt đối với nhiều khu vực hổ ở Đông Nam Á để hỗ trợ phục hồi số cá thể hổ".
Cho đến nay, phân khu rừng Lansdowne ở Uttarakhand ở Ấn Độ, Vườn quốc gia Chitwan ở Nepal và Khu bảo tồn thiên nhiên Sikhote-Alin ở Nga đã được trao danh hiệu đạt chuẩn CA|TS.
Xem thêm: