Cầu treo được xây dựng thế nào?
Cầu dây văng, cầu treo còn được gọi là cầu căng xiên có nhiều ưu thế trong việc tiết kiệm vật liệu xây dựng mà quá trình thi công dễ dàng và thuận tiện hơn nên loại cầu này ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.
Cầu treo gồm các bộ phận: tháp neo, dây cáp chính, dây treo và mặt cầu. Mặt cầu được giữ bằng các dây treo. Xe cộ chạy qua mặt cầu và đặt lên đó trọng lượng lớn gây áp lực cho các dây cáp chính với lực bằng nhau ở cả hai bên, rồi được truyền đến tháp. Hai đầu cầu có các mỏ neo, giúp giữ các dây cáp chính ở đúng vị trí. Như vậy, với cầu treo tất cả các bộ phận của cầu đều chịu tải.
Quá trình xây dựng cầu treo bắt đầu với các tháp với phần dưới nước được gọi là trụ cầu.
Có 3 phương pháp chính để xây dựng trụ cầu dưới nước.
- Sử dụng móng cọc: Được thi công bằng cách khoan xuống lòng sông, lắp đặt các thanh cốt thép, sau đó đổ bêtông.
- Sử dụng tường bao ngăn nước được xây dựng từ những tấm riêng lẻ. Sau đó nước được bơm ra ngoài, tạo ra một không gian không có nước và an toàn cho công nhân xây dựng. Khi hoàn thành, tường bao sẽ được dỡ bỏ.
- Sử dụng thùng chìm. Hộp bêtông cốt thép được chế tạo tại nơi khác, rồi dùng tàu vận chuyển đến công trường. Thùng chìm được hạ xuống lòng sông, rồi đổ đầy cát bên trong.
Sau khi các trụ cầu dưới nước hoàn thành, công đoạn tiếp theo là xây tháp bắt đầu. Công đoạn này việc thi công diễn ra trên cạn như bình thường. Sau khi hoàn thành các tòa tháp, những cáp chính sẽ được lắp đặt.
Bạn nên đọc
-
Tại sao pháo hoa có màu sắc? Tại sao bạn không bao giờ thấy pháo hoa màu xanh da trời?
-
Muối có thực sự làm cho nước sôi nhanh hơn bình thường hay không?
-
Cây cầu dài nhất thế giới, trải dài 164,8 km
-
Cây cầu ‘dốc đứng lên trời’ độc nhất vô nhị của Nhật Bản giá 4,8 nghìn tỷ
-
Tại sao BCS luôn được đóng gói 3, 6, 12... cái/ hộp?
-
29 sự thật thú vị về cơ thể con người khiến bạn phải thốt lên 'thật kỳ diệu'
-
Vì sao đèn giao thông ở Mỹ không có bộ đếm giây?
-
Thứ tự của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Hành tinh nào gần mặt trời nhất?