Cận cảnh cây cầu cao nhất thế giới ở 'vết nứt Trái đất' đi qua mất vài phút
Cầu Huajiang Grand Canyon đang được Trung Quốc tiến hành xây trên hẻm núi lớn dài 80km của sông Hua, nơi được mệnh danh là "vết nứt Trái đất". Sau khi hoàn thành, cây cầu có tổng chiều dài 2.980m, chiều cao thẳng đứng 625m tính từ mặt cầu xuống mặt nước.
Sau khi hoàn thành vào năm 2025, cây cầu Huajiang Grand Canyon sẽ trở thành cây cầu cao nhất thế giới. Cây cầu sẽ rút ngắn thời gian du khách di chuyển qua hẻm núi từ 70 phút xuống chỉ còn vài phút, giúp thúc đẩy ngành du lịch, phục hồi kinh tế nông thôn trong khu vực.
Hiện tại, danh hiệu cây cầu cao nhất thế giới thuộc về cầu Bắc Bàn Giang (hay Duge Bridge) nằm ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh Quý Châu và Vân Nam. Cây cầu dây văng với tháp chịu lực chính, tháp lớn nhất cao 269m. Cầu có ở độ cao hơn 565m, có chiều dài 1.341m, và bắc qua sông Bắc Bàn. Cây cầu gồm 4 làn xe, cho phép các phương tiện di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h.
Cầu được lưu thông vào ngày 28/12/2016 rút ngắn thời gian lái xe từ 5 tiếng xuống chỉ còn 1 tiếng. Sau khi cầu Bắc Bàn Giang thông xe đã giúp thúc đẩy ngành du lịch, kinh tế của các địa phương lân cận. Chi phí xây dựng cầu Bắc Bàn Giang là khoảng 147 triệu USD.
Bạn nên đọc
-
Robot nhảy cao nhất hành tinh, 30m từ mặt đất lên không trung, cao hơn mọi máy móc và sinh vật sống
-
Cây cầu nước độc đáo, nơi tàu thuyền và ô tô 'giao nhau' như ảo ảnh quang học
-
Lửa là gì? Vật chất hay năng lượng?
-
'Kỳ quan thứ tám của thế giới' - cầu Brooklyn được xây dựng như thế nào?
-
NASA ‘thay đổi’ ngày sinh của 12 cung hoàng đạo, 86% số người bị đổi chòm sao khác
-
Thành công đầu tiên trong phục hồi thị lực bằng phương pháp điều trị tế bào gốc
-
Cầu vượt như ‘trận đồ bát quái’ ở Trung Quốc: 5 tầng, 20 làn đường đến GPS cũng rối loạn
-
10 cây cầu dịch chuyển ấn tượng trên thế giới
-
Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới?