Cách lười chậm chạp thoát khỏi kẻ săn mồi nhanh nhẹn mèo gấm Ocelot
Bẫy camera ở vùng hoang dã Amazon ghi lại video hiếm hoi về cuộc đụng độ giữa Lười hai ngón Nam Mỹ và mèo gấm Ocelot.
Lười là sinh vật sống trên cây và di chuyển chậm nên thường được cho là kẻ yếu trong các cuộc đụng độ với kẻ thù khi ở dưới mặt đất. Tuy nhiên, video ghi lại sự việc xảy ra tại Trung tâm Đa dạng sinh học Tiputini, Ecuador trên cho thấy lười không hề dễ bắt nạt như vẻ ngoài của nó.
Trong video, lười hai ngón Nam Mỹ (Choloepus didactylus) khi đang ghé thăm một vùng đầm lầy thì bị mèo gấm Ocelot tấn công. Để phòng thủ, con lười đã sử dụng những cú chọc nhanh và thông minh để có thể bỏ trốn bằng cách men theo thanh gỗ bắc qua đầm lầy.
Theo các nhà nghiên cứu, thước phim như vậy rất hiếm bởi lười hai ngón và mèo gấm Ocelot đều là những sinh vật khó nghiên cứu. Trước đây chưa từng ghi nhận lười là mục tiêu của mèo gấm Ocelot.
Do tầm nhìn hạn chế của bẫy camera nên nhóm nghiên cứu không chắc con lười có trốn thoát mà không chịu thương tích hay không. Tuy nhiên, 2 ngày sau khi sự việc xảy ra họ đã đến khu đầm lầy và không tìm thấy bằng chứng nào về xác lười.
Những thước phim như trên rất hữu ích, cung cấp thêm thông tin về thói quen của lười lẫn con mồi của mèo gấm Ocelot. Hóa ra, mèo gấm Ocelot thường ăn những sinh vật nhỏ như rắn, rùa, ếch cũng nhắm mục tiêu tới những con mồi lớn hơn, còn con lười di chuyển chậm và trao đổi chất chậm vẫn có thể là đối thủ của những sinh vật nhanh nhẹn ngoài tự nhiên.
Bạn nên đọc
-
Cá sấu lao lên bờ tấn công sư tử để cướp mồi và cái kết
-
Loài mèo nhỏ nhất thế giới, có khả năng phân biệt 1 tỷ mùi khác nhau
-
7 giống chó có lực cắn mạnh nhất, cực nguy hiểm
-
Sư tử bất lực trước bộ giáp cứng như thép của tê tê
-
Cú đớp tử thần của loài rắn có răng nanh dài nhất
-
10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới
-
4 loài rái cá quý hiếm thú vị của Việt Nam
-
Rắn cổ đỏ là rắn gì, có độc không?
-
Sinh vật kỳ lạ tự mọc lại đầu, biến con mồi thành nước