Cách chọn xe lăn y tế cho người già, người bệnh

Xe lăn là một thiết bị y tế được thiết kế bởi khung chắc chắn, hình dáng như chiếc ghế ngồi có tựa lưng, bề mặt bằng nệm êm và có thêm bánh xe cùng tay cầm để phục vụ cho người thân đẩy hoặc cho người ngồi tự di chuyển. Xe lăn y tế thường được sử dụng dành cho người già, người khuyết tật và người bệnh đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Chính vì thế việc chọn được một chiếc xe lăn tốt cho nhu cầu sinh hoạt của những đối tượng này là điều rất cần thiết.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua cho người thân của mình một chiếc xe lăn mà chưa biết nên chọn loại nào phù hợp, thì với những tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn chọn được một chiếc xe lăn vừa tốt vừa tiện dụng cho cuộc sống của họ.

1. Lựa chọn loại xe lăn cần mua

Không phải cứ xe lăn là phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, mà sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và lứa tuổi mà người ta chọn mua, cụ thể xe lăn trên thị trường có những loại sau:

Xe lăn tay tiêu chuẩn

Xe lăn tiêu chuẩn là loại xe lăn thường, sử dụng phù hợp với người khuyết tật không thể đi lại nhưng còn khỏe mạnh và có thể sử dụng tay để tự lái xe lăn trong không gian gia đình. Hoặc những người mới ốm dậy, người cao tuổi không tự đi lại được thì người nhà có thể dùng tay đẩy để hỗ trợ họ di chuyển.

Tham khảo mẫu Xe lăn tay tiêu chuẩn

Xe lăn tiêu chuẩn Lucass X9

Xe lăn tiêu chuẩn Lucass X9 là dòng xe giá rẻ phổ biến trên thị trường

Xe lăn tay du lịch

Xe lăn tay du lịch là loại xe lăn thường được thiết kế có những dạng bánh xe nhỏ như xe đẩy của bé, được dùng để người thân đẩy người già, người mới ốm dậy đi ra ngoài hoặc mang theo khi có dự định cho họ đi du lịch thay đổi môi trường sống. Xe có ưu điểm là thiết kế đẹp, dễ dàng xếp gọn và có thể mang theo bất kỳ đâu. Giá loại này thường dao động từ 2 triệu đến hơn 5 triệu đồng.

Tham khảo mẫu Xe lăn tay du lịch

Xe lăn tay du lịch

Hình ảnh chiếc xe lăn du lịch

Xe lăn tay có bô vệ sinh

Đây là loại xe lăn đặc biệt, bởi ngoài hình dáng giống xe lăn thường, xe lăn tay có bô được trang bị thêm bô vệ sinh ở dưới phần nệm ghế ngồi để giúp người bệnh có thể tự vệ sinh ngay tại chỗ trong trường hợp không di chuyển họ được vào nhà vệ sinh. Xe lăn tay có bô vệ sinh thì được sử dụng chủ yếu cho người bệnh không tự đi lại được hoặc những người "sống với xe lăn".

Tham khảo mẫu Xe lăn tay có bô vệ sinh

Vị trí để bô của xe lăn tay có bô vệ sinh ở ngay dưới nệm ngồi

Vị trí để bô của xe lăn tay có bô vệ sinh ở ngay dưới nệm ngồi

Xe lăn điện

Người cao tuổi, những người bị liệt một phần cơ thể, người khuyết tật ở chân tuy nhiên vẫn có thể sử dụng tốt tay để điều chỉnh, thì bạn nên mua xe lăn điện. Vì loại xe lăn điện này có thể điều khiển dễ dàng mà không mất sức, trong khi tạo cho người dùng sự độc lập trong cuộc sống, ít chịu sự chi phối hỗ trợ của người khác.

Tham khảo mẫu Xe lăn điện

Xe lăn điện chính hãng

Hình ảnh chiếc xe lăn điện

2. Chọn khung xe lăn

Một vấn đề quan trọng quyết định đến chất lượng và độ bền của xe lăn chính là khung xe. Một bộ khung xe tốt, sẽ giúp xe lăn có được độ bền lâu dài, sự ổn định trong quá trình sử dụng.

  • Trên thị trường hiện nay thì khung xe lăn bằng nhôm là loại khung chất lượng nhất, nhẹ, bền mà giá thành lại phù hợp với đại đa số các gia đình.
  • Ngoài ra thì khung xe lăn còn được làm từ chất liệu sợi carbon hoặc titan, đây là loại khung cao cấp và vật liệu này vừa có sự ổn định cứng cáp, bền lâu và gần như không bị gỉ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên thì giá thành của loại khung xe này khá là cao và rất hiếm trên thị trường, loại này chỉ sử dụng đặc biệt cho các vận động viên khuyết tật, những người đòi hỏi sử dụng nhiều và có tốc độ cao.
  • Khung xe lăn bằng thép thường có giá thành rẻ, tuy nhiên thì khối lượng của khung này khá lớn, điều đó đòi hỏi người dùng cần có lực mạnh và tiêu hao sức lực nhiều trong quá trình vận hành xe lăn. Do đó, loại xe lăn có khung bằng thép không phù hợp với trẻ em hoặc những người cao tuổi, thích hợp với người trẻ có sức mạnh tay tốt. Hoặc được sử dụng để dành đẩy nhiều hơn là tự điều khiển.

Với đặc điểm về 3 vật liệu làm lên khung xe lăn thì về cơ bản, khung xe bằng nhôm được nhiều người lựa chọn hơn cả.

3. Chọn kích thước xe lăn phù hợp với đối tượng sử dụng

Một chiếc xe lăn tốt cũng cần phải đảm bảo phù hợp với kích thước của người dùng, cụ thể thì bạn nên kiểm tra kích thước của các bộ phận trên xe lăn như sau:

Độ rộng phần ghế ngồi

Bạn nên chọn phần ghế ngồi rộng, thoải mái để đảm bảo cho người bệnh không thấy khó chịu. Thường thì phần ghế ngồi được thiết kế với độ rộng 16 inch (40 cm), 18 inch (45 cm), 20 inch (50 cm). Để chọn được xe lăn có độ rộng phù hợp bạn nên đo khoảng cách giữa 2 bên đùi, cộng thêm khoảng 7 - 8 cm, đó chính là độ rộng ghế ngồi xe lăn để người dùng cảm thấy thoải mái.

Cách tính độ rộng phần ghế ngồi xe lăn

Độ sâu của xe lăn

Độ sâu (tính từ phần mép ghế ngồi phía trước vào phần lưng ghế ngồi xe lăn) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế ngồi của người dùng, nếu quá chật khiến người dùng bị cứng lưng, mỏi lưng, nhưng nếu rộng quá cũng khiến người ngồi cảm thấy không thoải mái.

Để tính được phần này, bạn đo khoảng cách từ đầu gối của người dùng đến phần xương chậu, sau đó chọn phần ghế có độ rộng bằng khoảng cách đo bên trên cộng thêm 10cm để tạo tư thế ngồi thoải mái nhất cho người dùng.

Độ cao của ghế ngồi

Độ cao của ghế (tình từ bề mặt ghế ngồi xuống mặt đất) phải đảm bảo không quá cao và không quá thấp. Đối với những người phục hồi chức năng chân và có thể đi lại được, thì độ cao của ghế ngồi xe lăn cần đảm bảo người dùng có thể đặt chân thoải mái trên mặt đất.

Để chọn độ cao của ghế ngồi xe lăn, bạn đo khoảng cách từ đầu gối người dùng, xuống bàn chân, độ cao của ghế ngồi cần vừa khít với khoảng cách này.

Chiều cao lưng ghế xe lăn

Chiều cao được tính từ phần trên cùng của ghế xe lăn đến bề mặt ghế ngồi. Chính vì thế, chiều cao lưng xe lăn cần đảm bảo sự thoải mái cho người ngồi.

Để tạo sự thoải mái nhất cho người dùng xe lăn, phần chiều cao này phải hợp với khoảng cách từ xương chậu lên đến phần dưới ức của cơ thể người ngồi.

Kích thước phần để tay chân

2 thanh vịn tay trên ghế xe lăn cần đảm bảo người dùng xe lăn đặt tay thoải mái, không quá hẹp, không quá dài, để người dùng có thể dùng lực để đứng dậy hoặc làm một số động tác khác. Phần này chú ý nên có thêm đệm đặt tay để tránh gây mỏi và đau khi để lâu.

Phần để chân của xe lăn bao gồm 2 thành phần cần chú ý: kích thước tạo sự thoải mái cho chân khi ngồi và có khả năng điều chỉnh độ cao để có những tư thế chân ngồi khác nhau khiến người dùng cảm thấy thoải mái.

Ngoài việc hiểu được 3 tiêu chí trên, bạn nên xét đến thương hiệu. Xe lăn y tế phổ biến nhất ở các thương hiệu: Xe lăn Lucass, Xe lăn Harima,... Tiếp đó là lựa chọn nơi bán xe lăn uy tín trên thị trường và chi phí mình định bỏ ra để mua một chiếc xe lăn. Truy cập ngay META.vn, đơn vị phân phối các mặt hàng phục vụ đời sống, trong đó có thiết bị y tế chính hãng để mua xe lăn y tế chất lượng tốt nhé.

Mua sắm trực tuyến
Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Hy vọng với những chia sẻ của Quantrimang.com, bạn sẽ lựa chọn được một chiếc xe lăn y tế phù hợp cho nhu cầu sử dụng của người thân và đồng hành cùng họ hòa nhập với cuộc sống cũng như nhanh chóng hồi phục sức khỏe!

Thứ Sáu, 20/10/2017 10:46
3,76 👨 10.033
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình