Bức ảnh hiếm có đầu tiên về cực bắc của mặt trăng Sao Mộc Ganymede

Juno là tàu vũ trụ hiện đại, được phát triển theo chương trình New Frontiers của NASA nhằm mục đích tìm kiếm những khám phá mới mẻ về Sao Mộc, với tổng chi phí cho dự án lên tới 1,1 tỷ đô la Mỹ.

Không phụ sự kỳ vọng, tàu vũ trụ này vừa lập được công lớn khi gửi về Trái Đất bức ảnh đầu tiên về khu vực cực bắc của Ganymede - mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc, đồng thời cũng là hành tinh ẩn chứa cực nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Những hình ảnh này cho thấy từ trường bất thường của mặt trăng này có ảnh hưởng rõ rệt thế nào đến hình thái băng ở hai cực của nó.

Juno tiếp cận Ganymede vào cuối năm ngoái và lần đầu tiên đi qua đỉnh cực bắc của hành tinh này vào ngày 26 tháng 12 năm 2019. Nhóm vận hành tàu vũ trụ từ mặt đất nhận định đây là cơ hội “ngàn năm có một” để thu về những hình ảnh quan sát khu vực cực bắc của mặt trăng ở khoảng cách lý tưởng, do đó kế hoạch tiếp cận đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả góc độ kỹ thuật lẫn trang thiết bị phần cứng.

Khi đã tiếp cận Ganymede ở khoảng cách lý tưởng nhất, chưa đến 100.000km, tàu vũ trụ Juno đã kích hoạt cụm camera hồng ngoại Jovian Infrared Auroral Mapper (JIRAM) tích hợp. Thông qua ánh sáng hồng ngoại, JIRAM nhìn qua lớp mây của Ganymede, quan sát tương đối chi tiết khu vực 30-45 dặm bên dưới những đám mây, và chụp được hơn 300 hình ảnh về bề mặt của mặt trăng này. Những bức ảnh sau đó được tổng hợp để tạo thành một tấm bản đồ hồng ngoại tương đối chi tiết của phần cực bắc Ganymede.

Những hình ảnh chụp được từ thiết bị JIRAM trên tàu vũ trụ Juno vào tháng 12/2019
Những hình ảnh chụp được từ thiết bị JIRAM trên tàu vũ trụ Juno vào tháng 12/2019

Bằng việc phân tích chi tiết những bức ảnh này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Ganymede không sở hữu bầu khí quyển, nhưng giống như Trái đất, nó có từ trường. Từ trường này tương tác với các hạt năng lượng phát ra từ mặt trời, được gọi là plasma, truyền tới 2 cực của mặt trăng và tác động mạnh mẽ lên hình thái băng ở đó, cụ thể là biến đổi do sự kết tủa của plasma - một quá trình hiếm gặp mà các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu rõ.

Trong thời gian tới, Juno sẽ tiếp tục quay quanh Sao Mộc theo quỹ đạo cực nhằm nghiên cứu thành phần hóa học, trường hấp dẫn, từ trường và từ quyển của hành tinh khí khổng lồ này. Đồng thời tìm kiếm thêm chứng cứ cho nguồn gốc hình thành hành tinh, bao gồm việc liệu hành tinh này có một lõi đá hay không, về lượng nước lỏng có mặt ở sâu trong khí quyển, và khối lượng vật chất được phân bố như thế nào bên trong sao Mộc. Ngoài ra, tàu vũ trụ cũng sẽ nghiên cứu những cơn gió mạnh lên tới 600 km/h ở sâu trong bầu khí quyển của ngôi sao này.

Thứ Tư, 29/07/2020 08:19
4,52 👨 828
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ