Mới đây, các nhà khoa học Australia đã thành công trong việc kiểm soát ánh sáng giúp con người tiến gần hơn trong việc chế tạo máy tính lượng tử, thiết bị đến từ tương lai.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra "chiếc bẫy" bằng cách chiếu tia laser hồng ngoại vào một luồng hơi nguyên tử cực lạnh khiến ánh sáng bị "giữ lại" và các photon di chuyển quanh "bẫy ánh sáng" này.
Nhà nghiên cứu Jesse Everett từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho biết: "Các nguyên tử lạnh hấp thụ một số photon và lượng lớn còn lại bị đóng băng trong đám mây siêu lạnh".
Photon di chuyển với tốc độ ánh sáng (300.000 km/giây) mà không có tương tác gì với nhau. Trái lại, nguyên tử thường xuyên có tương tác. Tạm dừng một nhóm photon trong đám mây nguyên tử siêu lạnh giúp tăng khả năng tương tác.
Quy trình này sẽ được dùng để chế tạo một máy tính lượng tử trong tương lai.
Máy tính lượng tử là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor.
Hiện này, Google đang hữu máy tính "được cho" là lượng tử mang tên D-Wave, chỉ cần 1 giây để giải những bài toán mà máy tính thường mất 10.000 năm.