Một thống kê mới cho thấy hình đồ họa trên bao thuốc lá đã thực sự có những động thái làm giảm tỉ lệ hút thuốc lá và những hệ lụy liên quan đến ung thư phổi do hút thuốc gây ra.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm ung thư Georgetown Lombardi là cơ quan đầu tiên phát động biện pháp in hình đồ họa lên bao thuốc lá sau đó phổ biến ở nhiều quốc gia. Sau nhiều năm thực hiện, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, việc sử dụng ảnh đồ họa PWLs trên bao thuốc lá đã phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua.
Hiện đã có 70 quốc gia đã được thông qua và áp dụng Công ước của Tổ chức y tế Thế giới về việc sử dụng ảnh người đàn ông bị lao phổi, viêm khí quản. Trước đó, vấn đề này đã gây tranh cãi dữ dội từ phía các nhà sản xuất thuốc lá.
Trong một nghiên cứu khảo sát theo mô hình có tên là SimSmoke, được phát triển bời nà nghiên cứu David T. Levy Georgetown, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ và tác động hiệu qủa giữa thực trạng hút thuốc với các ảnh đồ họa được in trên bao thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh đồ họa đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn, giảm tình trạng hút thuốc ở hàng chục quốc gia ví dụ như Canada, tỉ lệ người hút thuốc đã giảm được tới 20% thay vì 12% so với dự kiến, ở Úc sau khi chấp nhận công bố áp dụng ảnh đồ họa PWLs trên bao thuốc lá thì tỉ lệ người hút thuốc đã giảm đáng kể từ 21,3 % năm 2007 còn 19% vào năm 2008. Tại Anh, sau khi áp dụng ảnh đồ họa PWLs, tỉ lệ hút thuốc đã giảm 10% vào năm 2009.
Và dự đoán, nếu hình ảnh đồ họa PWLs trên bao thuốc lá được chú trọng quan tâm cải cách về hình ảnh, quy định sử dụng nghiêm ngặt thì nó có thể ngăn chặn 652.800000 ca tử vong vì thuốc lá, giảm khoảng 92.000 trẻ sơ sinh nhẹ cân, 145 000 ca sinh non trong vòng 50 năm tới do thuốc lá gây ra. Điều này sẽ giúp giảm tỉ lệ thương vong, tiết kiệm được nhiều chi phí y tế, điều trị...
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Kiểm soát thuốc lá ANI