Mặt trăng vệ tinh của sao Thổ, Enceladus là một trong những nơi hứa hẹn nhất trong Hệ Mặt trời để tìm kiếm sự sống ngoài không gian. Nó ẩm ướt, có rất nhiều tài nguyên và khá ấm áp, là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã thử nghiệm vi khuẩn trên Trái Đất trong những điều kiện được tìm thấy trên Enceladus, và thấy rằng những con bọ này không chỉ tồn tại mà còn sinh sản được. Phát hiện này giúp củng cố hy vọng rằng mặt trăng Enceladus có thể hỗ trợ sự sống.
Hầu hết những hiểu biết của con người về Enceladus đến từ tàu thăm dò Cassini. Dữ liệu thu thập được trong suốt 10 năm cho thấy một đại dương sâu, rộng, với những lỗ thông hơi nóng dưới đáy biển và các mạch phun băng. Cassini đã có cơ hội phân tích thành phần hóa học của Enceladus và nhận thấy hành tinh này có nhiều thành phần cần thiết cho cuộc sống cũng như tiềm năng sinh học.
Những con bọ có tên là Methanothermococcus okinawensis, bản chất là một dòng vi khuẩn tạo ra khí mê-tan được tìm thấy sâu trong biển ở Nhật Bản. Những vi khuẩn này được chọn vì chúng đặc biệt phù hợp với điều kiện trên Mặt trăng Enceladus. Chúng có thể sống sót trong môi trường có áp suất và nhiệt độ rất cao, và chúng chuyển hóa carbon dioxide và hydrogen phân tử - cả hai đều được phát hiện với số lượng lớn trong đám mây của mặt trăng này. Chắc chắn, vi khuẩn đã có thể sống sót, sinh sản và phát ra khí mê-tan.
Simon Rittmann, giám đốc của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng vi khuẩn trên có khả năng nhân bản trong các điều kiện tương tự của Enceladus và một số khí mê-tan được phát hiện trong vòi nước đá trên bề mặt mặt trăng".
Nghiên cứu mới này lần đầu tiên cho thấy Mặt trăng Enceladus thú vị như thế nào và chắc chắn Mặt trăng băng giá này sẽ vẫn là nơi nhận được rất nhiều quan tâm trong cuộc săn tìm cuộc sống ngoài trái đất trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Xem thêm: