Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng rác thải bằng nhựa được tạo ra trong quá trình vận chuyển đường thủy cũng đang giết chết san hô. Theo nghiên cứu này, khi các mảnh vụn tiếp xúc với san hô, khả năng mắc bệnh của chúng tăng lên từ 4 đến 89%.
Nhà khoa học hàng đầu Joleah Lamb, một nhà nghiên cứu bậc tiến sĩ thuộc Đại học Cornell, nói: "Các mặt hàng bằng nhựa thường được làm từ polypropylene, chẳng hạn như nắp chai và bàn chải đánh răng là những nơi trú ngụ tốt cho nhiều loại vi khuẩn. Điều này liên quan đến các nhóm bệnh san hô, khiến nó bị tàn phá trên toàn cầu được gọi là hội chứng tẩy trắng."
Trong nghiên cứu này, Lamb và nhóm của cô khảo sát 159 rạn san hô ở Indonesia, Australia, Myanmar và Thái Lan. Họ kiểm tra trực quan khoảng 125.000 san hô, kiểm tra tổn thương mô rạn san hô thì phát hiện ra rằng, lượng nhựa thải càng lớn thì càng có nhiều bằng chứng về bệnh san hô trong đại dương.
Sự xuất hiện của chất thải nhựa thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào vị trí. Chẳng hạn, ở Australia, con số này là 0,4 đơn vị nhựa thải/100m2, trong khi ở Indonesia là 25,6 đơn vị nhựa/100m2. Các nhà khoa học ước tính rằng tất cả có khoảng 11,1 tỷ đồ nhựa có mặt trên các rạn san hô trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong vòng 7 năm tới, con số này sẽ tăng 40%.
Giáo sư Drew Harvell thuộc Đại học Cornell, tác giả của một nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ô nhiễm nhựa đang giết san hô. Mục tiêu của chúng tôi là tập trung ít hơn vào việc đo đạc những san hô đang chết dần mà thay vào đó là tìm ra giải pháp".
Xem thêm: