- Khai quật bức tượng bằng đá cẩm thạch 2.100 năm tuổi ở Bắc Thổ Nhĩ Kỳ
- Khảo cổ Ý tìm ra bộ răng giả lâu đời nhất trên thế giới
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về rượu vang Ý lâu đời nhất trên thế giới trong bình chứa thuộc Thời Đồ Đồng cho thấy việc sản xuất rượu vang có thể bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên.
Khám phá này này vừa được đăng tải chi tiết trong Tạp chí Hóa học.
Trước giờ, người ta tin rằng sản xuất rượu vang đã phát triển ở Ý vào Thời Trung Cổ (từ năm 1300-1100 Trước Công Nguyên).
Theo phân tích hóa học tiến hành trên bình cổ cho thấy nó là bình chứa rượu vang.
Nhà nghiên cứu dẫn đầu nhóm khảo cổ Davide Tanasi đến từ Đại học South Florida ở Tampa, Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích hóa học dư lượng trên bình gốm tìm thấy tại địa điểm Copper Age của Monte Kronio ở Agrigento, nằm ở bờ biển phía Tây Nam Sicily.
Nhóm nghiên cứu xác định rằng dư lượng có chứa axit tartaric và muối natri của rượu, lượng tự nhiên này xảy ra trong nho ủ khi tiến hành sản xuất rượu vang.
Hiện các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng xác định xem rượu có trong bình cổ này có màu đỏ hay trắng.