Một nghiên cứu mới tại Đại học California, Berkeley cho thấy bệnh béo phì ở người mẹ lúc mang thai có liên quan đến nguy cơ cao về các vấn đề hành vi ở bé trai sau này.
Barbara Abrams thuộc Phân khoa Dịch tễ học, Trường Y tế Công cộng, Đại học California, Mỹ cho biết: "Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc can thiệp sớm với phụ nữ để họ đạt được cân nặng phù hợp trước khi mang thai là điều quan trọng đối với sức khoẻ của họ cũng như với sức khoẻ của những đứa con tương lai của họ".
Các nghiên cứu gần đây cho thấy cân nặng của bà mẹ quá cao có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ sau khi sinh ra mà biểu hiện chính là các chứng rối loạn hiếu động thái quá.
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, khoảng 15/100 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị béo phì nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu được tạp chí American Y tế Dự phòng số mới nhất, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ U.S. National Longitudinal Survey of Youth 1979 để đánh giá xem chỉ số cân nặng của người mẹ trước khi mang thai có ảnh hưởng đến các vấn đề về hành vi ở trẻ em độ tuổi đi học sau này hay không.
Nghiên cứu bao gồm gần 5.000 phụ nữ tham gia cùng những đứa con của họ, được nghiên cứu giữa năm 1986 và năm 2012, và trẻ em từ 4 đến 14, cứ mỗi hai năm cho thấy xuất hiện những bất thường về hành vi.
Nghiên cứu cho thấy các bé trai có mẹ bắt đầu mang thai khi béo phì có nguy cơ cao về các vấn đề bất thường hành vi từ 9 đến 11 tuổi, và mẹ càng nặng ký trong thời kỳ mang thai thì nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi ở bé trai là cực kỳ cao.
Nhà nghiên cứu Juliana Deardorff thuộc Phòng Khoa học Y tế Cộng đồng cho biết nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều dấu hiệu phơi nhiễm trong suốt thời kỳ mang thai (từ stress đến hóa chất) cho thấy các bé trai có xu hướng dễ bị phơi nhiễm trong tử cung hơn là các bé gái.
Trường Y tế Công cộng tại UC Berkeley cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi mở rộng từ việc nghiên cứu béo phì ở các bà mẹ”.