9 giải Nobel nổi tiếng nhất trong lịch sử, góp phần làm thay đổi thế giới

Giải Nobel hay Giải thưởng Nobel là một tập hợp các giải thưởng quốc tế được trao cho những cá nhân, tổ chức đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực hóa học, vật lý, y học, kinh tế, văn học và hòa bình. Giải thưởng bắt đầu từ năm 1901, lễ trao giải chính thức diễn ra vào ngày 10/12, nhân ngày mất của Nobel.

Dưới đây là 9 giải thưởng được xem là có tác động lớn làm thay đổi cuộc sống của nhân loại.

1. Marie Curie

Marie Curie là người đầu tiên vinh dự nhận hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau

Marie Curie là người đầu tiên vinh dự nhận hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý. Năm 1903 bà cùng với chồng là Pierre Curie và Henri Becquerel được trao giải Nobel vật lý cho các nghiên cứu về bức xạ.

Trong Chiến tranh Thế chiến thứ nhất, các thiết bị X-quang di động điều trị cho binh lính bị thương tại chiến trường được sản xuất dựa trên nghiên cứu của Marie Curie.

2. Albert Einstein

Năm 1921, nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 giành giải Nobel Vật lý

Năm 1921, nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 giành giải Nobel Vật lý nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện - hiện tượng các hạt electron bật ra khỏi miếng kim loại được chiếu sáng.

Bình thường, electron quay quanh hạt nhân nguyên tử. Khi “va chạm” với ánh sáng có tần số thích hợp, electron sẽ hấp thụ năng lượng của photon rồi bật ra khỏi nguyên tử kim loại. Khám phá của Einstein mở đường cho các lĩnh vực như truyền hình, phát thanh,... phát triển, đặt nền móng cho vật lý hiện đại.

3. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế

Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế hay International Committee of the Red Cross - viết tắt là ICRC, là một phần của Phong trào chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập năm 1863. Tổ chức này có tổng hành dinh ở Geneve, hoạt động độc lập và trung lập với mục tiêu là trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vũ trang, thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh, thiên tai.

Trong những cuộc chiến tranh thế giới, ICRC đã thực hiện nhiều công việc từ thiện và nhân đạo, giúp sắp xếp các cuộc trao đổi tù binh, đến thăm các trại tù binh chiến tranh để đảm bảo đối xử nhân đạo... ICRC được trao giải Nobel Hòa bình vào các năm 1917, 1944 và 1963.

4. Alexander Fleming, Ernst Chain và Howard Florey

Alexander Fleming, Ernst Chain và Howard Florey

Năm 1945, Alexander Fleming nhà khoa học người Scotland cùng với nhà nghiên cứu bệnh học người Úc Howard Walter Florey và nhà hóa sinh người Anh Ernst Boris Chain đã được trao giải Nobel Y học vì khám phá ra thuốc kháng sinh Penicillium notatum, tiền thân của thuốc kháng sinh Penicillin hiện đại.

Khám phá này đã thay đổi ngành y tế mãi mãi bởi thuốc kháng sinh là loại dược phẩm chữa được nhiều loại bệnh như hoại tử, lao, giang mai và nhiều dạng nhiễm khuẩn khác.

5. Mẹ Teresa

Mẹ Teresa là người sáng lập ra Dòng Thừa sai Bác Ái ở Calcutta, Ấn Độ

Mẹ Teresa, tên thật là Agnes Gonxhe Bojaxhiu, một nữ tu Công giáo Rôma người Albania. Năm 1950, bà sáng lập ra Dòng Thừa sai Bác Ái ở Calcutta, Ấn Độ. Trong hơn 40 năm hoạt động, bà đã chăm sóc người nghèo, trẻ mồ côi, người cơ nhỡ, bệnh tật và hoàn thành sứ mệnh truyền giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác.

Năm 1979, bà được trao giải Nobel Hòa bình. Sau đó, bà vẫn tiếp tục điều hành trên 600 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia. Năm 1997 Mẹ Teresa qua đời và được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong danh hiệu chân phước.

6. Ivan Petrovich Pavlov

Ivan Petrovich Pavlov được trao giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1904

Ivan Petrovich Pavlov, một nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Peterburg. Công trình nghiên cứu về hệ thống tiêu hóa của ông được trao giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1904.

Bằng cách quan sát loài chó tiết dịch vị, ông tìm hiểu về chức năng dạ dày của loài vật này. Sau đó, ông phân tích dịch vị và phản xạ của chúng dưới nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy dịch vị của chó sẽ tiết ra nhiều hơn mỗi khi có thức ăn. Đây chính là tiền đề để Pavlov đưa ra định luật về phản xạ có điều kiện.

7. Martin Luther King

Năm 1964, Martin Luther King được trao giải Nobel Hoà bình

Martin Luther King là một mục sư dòng Baptist và là một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi. Ông là người lãnh đạo các phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da màu, công nhân trong các nhà máy và nhiều đối tượng khác trong xã hội. Nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ ông như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.

Năm 1964, Martin Luther King được trao giải Nobel Hoà bình.

8. Crick, Watson và Wilkins

Crick, Watson và Wilkins

Năm 1962, nhà khoa học người Mỹ James Watson cùng 2 nhà khoa học người Anh Francis Crick và Maurice Wilkins đã giành được giải Nobel Y học cho công trình nghiên cứu về cấu trúc và ý nghĩa của Axit Deoxyribo Nucleic (ADN) và tầm quan trọng của ADN trong việc trao chuyển thông tin trong vật chất sống.

9. Hermann Muller

Hermann Muller, nhà khoa học người Mỹ được trao giải Nobel năm 1946

Hermann Muller, nhà khoa học người Mỹ được trao giải Nobel năm 1946 về Sinh học và Y học nhờ việc chứng minh mối liên hệ giữa phóng xạ và đột biến có hại, có thể dẫn tới tử vong.

Phát hiện của ông đã giúp cộng đồng quốc tế nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của hai vụ ném bom nguyên tử đối với người dân Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Ông dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu và thúc đẩy chiến dịch chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Thứ Hai, 02/10/2017 15:13
3,45 👨 2.714
0 Bình luận
Sắp xếp theo