Mở khóa sức mạnh hàm MROUND của Excel sẽ cho bạn sự chính xác trong tính toán. Dưới đây là những điều bạn cần biết về hàm MROUND trong Microsoft Excel.
Excel là kho chứa nhiều hàm và công thức. Mỗi hàm phục vụ cho một mục đích cụ thể nhằm giúp bạn triển khai các tác vụ phức tạp hiệu quả. Trong số những hàm này, MROUND nổi bật là một công cụ giá trị để đạt được độ chính xác trong tính toán. Giờ hãy cùng nhau khám phá cách dùng hàm MROUND trong Excel và thực hành qua một số ví dụ thực tế.
Hàm MROUND trong Excel là gì?
Hàm MROUND trong Excel được dùng để làm tròn số lên bội số gần nhất của một giá trị cụ thể. Cú pháp của nó khá đơn giản:
=MROUND(number, multiple)
Trong đó:
- Number là giá trị bạn muốn làm tròn tới bội số gần nhất.
- Multiple là bộ số mà bạn muốn làm tròn số.
Các ví dụ về cách dùng hàm MROUND trong Excel
Làm tròn tới số nguyên gần nhất
Giả sử bạn có một danh sách điểm số bài kiểm tra của học sinh có giá trị thập phân và muốn làm tròn từng số lên giá trị gần nhất. Bạn có thể dùng hàm MROUND để đạt được điều này nhanh chóng:
=MROUND(A2, 1)
Công thức này sẽ loại bỏ phần thập phân của số trong A2 và làm tròn nó tới số gần nhất.
Làm tròn tới bội số gần nhất
Giả sử bạn có một bảng giá trong cột A, và muốn làm tròn từng giá lên bội số gần nhất của 5USD. Công thức MROUND bên dưới như sau:
=MROUND(A2, 5)
Điều này sẽ làm tròn giá trị trong ô A2 tới bội số gần nhất của 5.
Làm tròn giá trị thời gian
Đối với dataset chứa thời gian, làm tròn chúng tới khối 15-phút gần nhất có thể đạt được bằng cách nhập công thức sau:
=MROUND(A2, "0:15")
Tại đây, "0:15" là bội số mà bạn muốn làm tròn giá trị thời gian. Trong trường hợp này, 0:15 đại diện cho 15 phút, cho biết bạn muốn làm tròn thời gian tới khoảng tăng hoặc khoảng thời gian 15 phút gần nhất.
Làm tròn số âm
Hàm MROUND cũng có thể xử lý số âm. Để làm tròn một số âm tới bội số gần nhất, dùng giá trị âm cho đối số bội số. Ví dụ:
=MROUND(A2, -2)
Điều này sẽ làm tròn số âm trong ô A2 tới bội số gần nhất của -2.
Cách dùng MROUND với các hàm Excel khác
Hàm Excel hiện giá trị sức mạnh thật sự của chúng khi được kết hợp với các hàm khác, và MROUND cũng không ngoại lệ. Đây là ví dụ cách dùng MROUND với các hàm khác:
Dùng MROUND với SUM
Giả sử bạn có một danh sách số lượng mua hàng trong cột A, và muốn tính tổng số lượng, làm tròn tới 100USD gần nhất. Bạn có thể dùng kết hợp hàm SUM với MROUND để làm việc này:
=MROUND(SUM(A2:A7),100)
Điều này tính tổng phạm vi các giá trị, sau đó làm tròn kết quả tới bội số gần nhất của 100.
Dùng MROUND với IF
Giả sử bạn có một danh sách điểm kiểm tra trong cột A, và bạn muốn làm tròn số lớn hơn hoặc bằng 60 tới 10 gần nhất. Bạn có thể dùng hàm IF với MROUND như sau:
=IF(A2 >= 60, MROUND(A2, 10), A2)
Công thức này kiểm tra điểm số trong ô A2 xem nó có lớn hơn hay bằng 60. Nếu có, nó làm tròn điểm số tới bội số gần nhất của 10 bằng MROUND. Nếu không, nó sẽ giữ nguyên điểm số.
Bằng cách kết hợp MROUND với các hàm khác, bạn có thể xử lý các phép tính để đáp ứng yêu cầu cụ thể, đảm bảo độ chính xác trong kết quả.