Người xưa từng có câu nói rằng "Của bền tại người" câu nói đó rất đúng với cuộc sống của chúng ta, và đặc biệt rất đúng trong trường hợp này!
Ngày nay với cuộc sống hối hả khiến cho quỹ thời gian của chúng ta cũng trở nên hạn hẹp, chính vì lẽ đó mà tiết kiệm thời gian trong khâu nấu nướng bằng cách sử dụng những loại bếp có hiệu suất lớn, tiết kiệm năng lượng và mang vẻ ngoài sang trọng đang là sự lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Để đáp ứng được những tiêu chí đó của người tiêu dùng, ngoài những sản phẩm như bếp gaz, bếp từ thì bếp điện có thể nói là một sự lựa chọn tối ưu cho gian bếp của gia đình bạn.
Nhờ những sự tiện dụng cũng như an toàn, tiết kiệm, thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt mà những sản phẩm bếp điện ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn và sử dụng nhiều hơn những loại bếp khác.
Những chiếc bếp điện được mệnh danh là iPad của nhà bếp. Ngoài những cấu tạo đặc biệt thì tính năng của bếp điện cũng vô cùng tuyệt vời như: bếp không nóng khi sử dụng, không sản sinh ra các khí độc như CO, CO2; nấu được cả trong phòng bếp khép kín hoặc ngoài trời, nơi có quạt hay điều hòa mà vẫn đạt hiệu suất cao, bếp có thể tận dụng được những xoong nồi cũ mà bếp từ và bếp hồng ngoại không làm được.
Về cách đốt nóng và hiệu suất sử dụng thì của bếp gas là 40%, của bếp điện lên tới 60% có thể thấy bếp điện được nấu nhanh hơn bếp gaz rất nhiều, lượng nhiệt tỏa ra từ bếp điện chủ yếu là để làm chín thức ăn, và chỉ có một lượng rất nhỏ bị thất thoát ra ngoài vì thế sẽ tiết kiệm thời gian khi bạn đun nấu và chi phí sử dụng điện.
Về tính thẩm mỹ của sản phẩm thì bếp điện được đánh giá khá cao, với những ưu điểm như dễ lau chùi sau khi sử dụng, mẫu mã và kiểu dáng cũng hết sức đa dạng và phong phú sẽ rất phù hợp cho gian bếp nhỏ xinh của bạn, góp phần tạo nên sự ấm cúng cho gia đình.
Bếp điện có rất nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội như vậy, tuy nhiên nhiều người khi sử dụng chưa biết cách dùng đúng khiến cho bếp của gia đình ngày càng giảm tuổi thọ nhanh hơn. Dưới đây là hai thói quen phổ biến nhất của người dùng khiến cho bếp của gia đình bạn nhanh chóng bị hư hỏng.
1. Rút phích cắm điện của bếp ra khỏi nguồn điện khi mới nấu xong
Hiện nay hầu hết những loại bếp điện hay bếp từ, bếp hồng ngoại được bày bán trên thị trường đều sử có sử dụng quạt gió bếp điện (quạt tản nhiệt), đây có thể nói là một bộ phận không thể thiếu và cực kỳ quan trọng đối với một chiếc bếp. Nếu mâm bếp là bộ phận giúp bếp chịu được lượng nhiệt tỏa ra thì quạt gió lại làm nhiệm vụ giúp tản nhiệt cho mâm bếp và các bộ phận linh kiện bên trong được mát.
Có thể thấy quạt gió trong chiếc bếp từ sẽ hoạt động liện tục từ khi bật bếp cho đến khi tắt bếp thì quạt vẫn còn hoạt động thêm từ 30 giây đến 1 phút thì mới dừng hẳn. Việc này để giúp những linh kiện trong bếp có thể được làm mát sau quá trình đun nấu, giúp các linh kiện được làm mát để không bị chập nát do nhiệt độ giảm đột ngột.
Tuy nhiên hiện nay nhiều người dùng bếp lại không hiểu nguyên lý hoạt động của bếp, nấu xong thường có thói quen rút phích điện ra khỏi nguồn điện luôn cho đỡ tốn điện, nhưng trên thực tế điều này vô cùng có hại cho chiếc bếp từ, vì khi rút điện ra sẽ tắt hoàn toàn chiếc bếp khiến cho quạt gió không hoạt động được nữa làm cho những linh kiện điện tử bên trong bếp cũng không được làm mát sau quá trình đun nấu sinh ra nhiệt độ cao khiến cho bếp dần trở nên nhanh hỏng và giảm tuổi thọ bếp. Bên cạnh đó khi tắt bếp đột ngột như vậy còn làm cho mặt kính của bếp cũng không được làm mát của quạt gió, rất dễ xảy ra tình trạng rạn nứt mặt kính. Nếu chiếc mặt kính của bếp bị vỡ thì việc thay thế, sửa chữa mặt kính cũng khá phức tạp và đắt đỏ chẳng kém gì bạn sắm một con bếp mới.
2. Lạm dụng sử dụng bếp điện ở công suất cao nhất
Mặc dù với thời gian đun nấu của bếp điện đã nhanh hơn bếp gas rất nhiều. Tuy nhiên với đa số người tiêu dùng như vậy vẫn chưa đáp ứng được độ nhanh đối với họ. Khi đun nấu chúng ta thường có thói quen chọn công suất cao nhất của bếp để có thể đun nấu nhanh hơn. Tuy nhiên điều này thực sự không tốt, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến bếp và các linh kiện bên trong mà khi đun nấu hết công suất bạn còn làm đang làm gia tăng hóa đơn tiền điện của gia đình bạn đấy.
Khi bạn cho bếp làm việc hết công suất, bếp phải chịu công suất lớn các linh kiện điện tử cũng tạo ra lượng nhiệt lớn hơn, khiến linh kiện nhanh chóng hư hỏng nhất là con "sò công suất". Trên thực tế khi đun nấu bạn nên để ở chế độ nấu vừa phải với thời gian không lâu hơn là bao so với khi dùng hết công suất. Trong trường hợp bạn có khách hoặc cần đun nấu nhanh thì bạn hãy nên cho cao công suất chứ không nên đun nấu công suất lớn trong thời gian thường xuyên. Như vậy bạn vừa giúp bếp được tăng tuổi thọ sử dụng và còn giúp gia đình giảm chi phí cho tiền điện nữa đấy.