Bếp từ là thiết bị phổ biến trong các gia đình. Qua một thời gian sử dụng, bếp từ có thể gặp phải một số lỗi như không nhận nồi, đang dùng thì tự tắt, điện quá mạnh hoặc quá yếu… Mời các bạn cùng tìm hiểu về các lỗi khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Mã lỗi E0 (tiếng bíp gián đoạn dài)
Nguyên nhân chính của lỗi này là do nồi nồi không sử dụng được trên bếp từ nên bếp không nhận nồi. Một nguyên nhân khác là do nồi có đường kính đáy nhỏ hơn một 1/2 vòng từ của bếp làm bếp không hoạt động.
Cách khắc phục: Thay nồi mới phù hợp với bếp từ.
Mã lỗi E1 - bếp từ bị quá nhiệt
Bếp từ đang đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn thì đưa ra cảnh báo, sau đó ngừng hoạt động là do quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp.
Khi đó, điều bạn cần làm là nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để quạt gió tiếp tục làm việc, lấy nồi ra khỏi bếp và nếu có thể nên dùng quạt điện bên ngoài làm bếp giảm bớt nhiệt độ. Sau khoảng 30 phút, thì bạn có thể tiếp tục nấu.
Mã lỗi E2 - điện quá mạnh
Nguyên nhân của lỗi này là do mạng lưới điện bạn đang sử dụng không ổn định và cao hơn mức điện áp thông thường khiến cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và báo lỗi.
Để khắc phục, bạn nên dùng ổn áp có đầu ra 220V để có nguồn điện ổn định.
Mã lỗi E3 - điện cung cấp cho bếp từ quá yếu
Nguyên nhân có thể do đang giờ cao điểm sử dụng điện. Nếu thường xuyên xảy ra tình trạng này, bạn nên trang bị ổn áp cho bếp từ.
Mã lỗi E4 (tiếng bíp gián đoạn)
Nguyên nhân của lỗi này là do điện năng quá tải hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao. Tùy từng thiết kế cảm biến của từng loại bếp mà nhiệt độ quá tải của bếp từ sẽ khác nhau.
Cách giải quyết lỗi E4 của bếp từ là tắt bếp và để bếp nguội ít nhất 30 phút.
Mã lỗi E5
Trở cảm biến (IGBT) của bếp bị quá nhiệt do nhiệt độ nấu quá cao.
Cách khắc phục: Nên tắt và để bếp nguội như giải quyết lỗi E1.
Mã lỗi E6 (tiếng bíp gấp)
Lỗi này là do cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề (lỏng, bị tắt) hoặc nhiệt độ đáy nồi quá cao.
Cách khắc phục: Tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.
Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, hoặc không xử lý được, bạn có thể tìm tới địa chỉ sửa chữa bếp từ tại nhà uy tín tại Hà Nội để được hỗ trợ nhé.
Mã lỗi EF
Lỗi của bếp từ này xuất hiện khi bề mặt bếp ướt khiến bếp không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn.
Cách xử lý là hãy tắt bếp ngay và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bếp đến khi khô là bạn có thể nấu ăn lại được rồi.
Mã lỗi AD
Lỗi AD của bếp từ xảy ra do có vật cản giữa nồi với mặt bếp hoặc đáy nồi không bằng phẳng nên không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp.
Cách xử lý: Loại bỏ vật cản rồi lau sạch bề mặt bếp và đáy nồi. Nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp hơn nhé!