Khi làm việc với máy hàn TIG sẽ đòi hỏi người thợ hàn phải có tay nghề kỹ thuật cao thì mới cho ra được mối hàn đẹp, đạt tiêu chuẩn về độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng máy hàn TIG vô cùng chi tiết để giúp thợ hàn tích lũy thêm những kỹ năng cho mình nhé.
Dụng cụ cần có khi thực hiện phương pháp hàn TIG
- Máy hàn TIG
- Phụ kiện máy hàn như: mặt nạ hàn điện tử hoặc mặt nạ hàn truyền thống, kính hàn điện tử tự động.
- Găng tay, quần áo bảo hộ
6 bước sử dụng và vận hành máy hàn TIG chuẩn nhất
Khi vận hành và làm việc với máy hàn TIG bạn cần tuân thủ những bước sau đây:
Bước 1: Xác định vật liệu hàn để chọn kìm hàn phù hợp
Điều đầu tiên người thợ hàn cần xác định mình sẽ hàn vật liệu gì? Ví dụ như sắt, thép hay nhôm. Việc xác định vật liệu hàn để bạn có thể lựa chọn loại que hàn phù hợp nhất thì mối hàn sẽ có độ ngấu sâu hơn, đẹp hơn.
Que hàn được chia làm 2 loại chính: que hàn nhôm và que hàn các vật liệu còn lại. Đặc điểm nhận dạng của que hàn nhôm là trên thân mũi hàn có sơn màu xanh. Que hàn cho các vật liệu còn lại thì có màu đỏ. Khi đã xác định được vật liệu cần hàn bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 loại que hàn trên và sử dụng.
Bước 2: Điều chỉnh dòng hàn
Khi sử dụng máy hàn TIG bạn cần điều chỉnh 3 thông số sau: dòng điện hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ và lưu lượng khí làm mát.
Các thông số này đều được thiết kế núm vặn riêng biệt giúp người dùng có thể tùy chỉnh theo ý muốn dễ dàng. Bạn cần chỉnh dòng hàn trước khi bật máy hàn.
Bước 3: Kiểm tra các phụ kiện nối với máy hàn TIG
Máy hàn TIG thường đi kèm kìm hàn, kẹp mát, súng hàn TIG, dây nguồn điện. Vì thế bạn cần tuân thủ các quy tắc sau khi nối các thiết bị hàn TIG:
- Khi lắp các phụ kiện này vào máy hàn TIG bạn tuyệt đối không được cắm dây điện của máy hàn vào nguồn điện.
- Phải đảm bảo tất cả các mối nối điện đều phải sạch và kín.
- Dây dẫn điện phải được kết nối với một ổ điện riêng để chống quá tải điện. Ngoài ra phải bố trí dây dẫn ở vị trí an toàn tránh tia lửa hồ quang bắn vào gây mất an toàn.
- Van giảm áp và lưu lượng kế đo khí bảo vệ được nối giống như ta nối van giảm áp trong hàn khí.
Bước 4: Trước khi tiến hành hàn cần chú ý đến một số thao tác cơ bản sau:
- Bạn cần đặt mỏ hàn cách xa vật liệu hàn.
- Tiến hành mở van dung dịch làm mát.
- Cần mở van khí từ từ.
- Nên cầm mỏ hàn trong tay rồi mới tiến hành bật máy hàn TIG.
- Khi máy đã bật bạn cần kiểm tra luồng khí bằng cách bật tắt van khí.
- Cuối cùng điều chỉnh lưu lượng khí cho phù hợp với vật liệu hàn.
Bước 5: Thực hiện quá trình hàn
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ người thợ hàn bắt đầu tiến hành gây hồ quang. Có 3 phương pháp gây hồ quang cơ bản:
- Phương pháp quẹt: quẹt điện cực vào vật hàn, chỉ đối với vật hàn mỏng và vật hàn đã bị thủng.
- Phương pháp chạm nhấc: Khi chạm điện cực xuống thì bấm công tắc nhấc lên thì tạo hồ quang nhưng khó mồi hồ quang.
- Mồi hồ quang cao tần: Dùng tần số cao tạo ra điện áp, phương pháp này sử dụng phổ biến nhất.
Người thợ hàn có thể lựa chọn cho mình phương pháp gây hồ quang phù hợp nhất để thực hiện.
Lưu ý: Để dòng hồ quang được ổn định người thợ hàn cần chọn mua máy hàn của các thương hiệu có tên tuổi như máy hàn TIG BTEC, máy hàn TIG Hồng Ký, máy hàn TIG Jasic...
Sau khi gây hồ quang xong bạn tiến hành hàn vật liệu:
- Mỏ hàn phải được giữ nghiêng góc khoảng 20 độ so với chiều dọc của vật liệu hàn. Que hàn cũng đặt nghiêng sao cho góc nghiêng giữa mỏ hàn và que hàn là góc 90 độ.
- Khoảng cách giữa đầu que hàn và vật hàn khoảng 1 - 1.5 lần đường kính que hàn.
Bước 6: Tắt máy hàn TIG khi kết thúc quá trình hàn vật liệu
Sau khi quá trình hàn được hoàn tất bạn cần thực hiện các quy trình sau:
- Đặt mỏ hàn ở nơi an toàn.
- Đóng chặt van khí bảo vệ trên chai khí.
- Ngắt nguồn dung dịch làm mát.
- Mở van xả nước trên máy để nước thoát hết ra ngoài.
- Rút phích cắm của máy hàn TIG ra khỏi nguồn điện.
Trên đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với thợ hàn khi hàn TIG. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp thợ hàn không còn bỡ ngỡ khi làm việc với máy hàn TIG để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả công việc cao.
Xem thêm: