Kích điện 12V lên 220V là gì? Nên mua loại nào tốt?

Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên lý hoạt động, đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng của kích điện 12V lên 220V để giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và từ đó có thể chọn lựa được cho mình một thiết bị phù hợp nhất để sử dụng.

Bên cạnh các loại máy phát điện, bộ lưu điện, thiết bị kích điện 12V lên 220V cũng được nhiều người lựa chọn sử dụng để tránh cho công việc và sinh hoạt bị ảnh hưởng, gián đoạn khi xảy ra mất điện, cúp điện. Nếu bạn còn đang thắc mắc về thiết bị này thì đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây nhé!

Kích điện 12V lên 220V là gì?

Kích điện là một thiết bị khi sử dụng kết hợp với ắc quy sẽ có thể cấp điện dự phòng cho các thiết bị điện trong lúc điện lưới gặp sự cố với thời gian chuyển mạch thường không quá 10ms. Thiết bị này có tên tiếng Anh là Power Inverter hoặc gọi tắt là Inverter, trong tiếng Việt còn được biết đến với những tên gọi như bộ chuyển đổi điện, máy kích điện, bộ kích điện bình ắc quy...

Nguyên lý hoạt động của máy kích điện là dựa vào phương pháp nghịch lưu, tức là sẽ chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Như vậy, khi mất điện, điện từ ắc quy gắn ngoài (điện 1 chiều 12, 24, 48... VDC) sẽ được bộ kích điện chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều có điện áp và tần số tương tự với nguồn điện lưới trong khu vực (ở nước ta là điện áp 220 VAC, tần số 50 Hz) để cấp cho các thiết bị điện.

Với chế hoạt động như thế này, kích điện 12V lên 220V là loại kích điện chuyển đổi dòng điện 1 chiều của ắc quy có điện áp12V thành dòng điện xoay chiều 220V. Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng hoạt động của máy kích điện mà nhiều loại có thể kích điện từ 24V, 48V... lên 220V.

>> Xem thêm:

Máy kích điện cấp nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện.
Máy kích điện cấp nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện.

Có những loại máy kích điện nào?

Thông thường, để phân loại máy kích điện, người ta thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản như sau:

Dựa trên nguyên lý hoạt động

  • Máy kích điện biến đổi một bước: Thực hiện chuyển đổi trực tiếp điện 1 chiều từ ắc quy thành điện xoay chiều có điện áp và tần số tương tự với điện lưới khu vực chỉ trong 1 bước duy nhất.
  • Máy kích điện biến đổi hai bước (kích điện tử): Thực hiện chuyển đổi điện 1 chiều từ ắc quy thành điện xoay chiều có điện áp và tần số tương tự với điện lưới khu vực qua 2 bước:
    Điện 1 chiều từ ắc quy ở mức điện áp thấp → điện 1 chiều ở mức điện áp cao → điện xoay chiều có điện áp và tần số tương tự với điện lưới khu vực.

Dựa trên dạng sóng điện đầu ra

  • Máy kích điện sóng vuông (square wave): Dòng điện ra có sóng hình vuông.
  • Máy kích điện sóng sin mô phỏng (modified sine wave): Dòng điện ra có sóng vuông hoặc sóng răng cưa mô phỏng hình sin.
  • Máy kích điện sóng sin chuẩn (true sine wave hoặc pure sine wave): Dòng điện ra có sóng hình sin như điện lưới.

Máy kích điện có đặc điểm và ứng dụng thế nào?

Máy kích điện được đánh giá là có nhiều ưu điểm như:

  • Có đa dạng công suất, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu sử dụng điện dự phòng khác nhau.
  • Thiết kế nhỏ gọn, không tốn diện tích, dễ dàng di chuyển khi cần.
  • Kết cấu chắc chắn, chống rung lắc tốt, hoạt động êm ái, không gây ảnh hưởng tới công việc của những người xung quanh.
  • Được trang bị các tính năng an toàn như bào vệ chống quá tải, quá nhiệt, quá áp, có độ bền cao.
  • Cách sử dụng đơn giản.
  • Có thể được tích hợp bộ sạc ắc quy để quản lý việc nạp điện cho ắc quy hiệu quả, tiết kiệm chi phí mua máy sạc ắc quy.

Vì thế, bộ chuyển đổi điện 1 chiều thành xoay chiều được sử dụng phổ biến tại các gia đình và văn phòng để luôn sẵn sàng cấp điện dự phòng cho các thiết bị điện dân dụng nhằm đối phó hiệu quả với các sự cố mất điện lưới.

Nên mua máy kích điện loại nào tốt?

Có một số lưu ý bạn cần nhớ để có thể chọn cho mình một thiết bị kích điện chất lượng với mức giá hợp lý như sau:

  • Chọn máy có công suất đáp ứng được công suất của các thiết bị điện cần dùng khi mấy điện, tốt nhất là đảm bảo máy kích điện có công suất tải thường xuyên không vượt quá 60% công suất tải danh nghĩa.
  • Chọn loại sóng điện đầu ra, tính năng tiện ích phù hợp với các thiết bị điện và nhu cầu sử dụng thực tế, tốt nhất là nên ưu tiên loại có sóng ra là sóng sin chuẩn và có thể sạc ắc quy tự động.
  • Chọn máy từ những thương hiệu uy tín như bộ kích điện Apollo để đảm bảo máy có thiết kế chắc chắn, làm từ chất liệu bền bỉ, có đầy đủ các tính năng an toàn, hoạt động êm ái và có đầy đủ chế độ bảo hành.

Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý phải chọn ắc quy phù hợp với công suất của bộ kích điện để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

>> Tìm hiểu: Kích điện Apollo của nước nào? Có tốt không?

Máy kích điện sin chuẩn có sóng đầu ra hình sin được nhiều người tin dùng.
Máy kích điện sin chuẩn có sóng đầu ra hình sin được nhiều người tin dùng.

Giá máy kích điện bao nhiêu?

Giá bộ kích điện trên thị trường có thể dao động từ vài triệu tới vài chục triệu đồng tùy vào thông số kỹ thuật, tính năng, thương hiệu sản xuất... Dưới đây là giá tham khảo của các loại máy kích điện sin chuẩn thông dụng hiện nay để bạn tiện tham khảo:

  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 1000VA (600W): 2,6 - 3,2 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 1500VA (1000W): 3,8 - 4,2 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 2000VA (1200W): 5 - 5,7 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 2500VA (1600W): 5 - 5,8 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 3000VA (1800W): 8,8 - 10,5 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 3500VA (2500W): 9,9 - 12 triệu đồng
  • Giá máy kích điện sin chuẩn công suất 5000VA (3500W): 13 - 14,5 triệu đồng

Tham khảo một số sản phẩm bộ kích điện có sóng điện đầu ra là sóng sin chuẩn được nhiều người dùng đánh giá cao hiện nay:

Sử dụng bộ kích điện như thế nào cho đúng cách?

Trong quá trình sử dụng bộ kích điện ắc quy, để đảm bảo máy luôn hoạt động hiệu quả và bền bỉ, có một số chú ý bạn không nên bỏ qua như:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc chọn ắc quy, nối kích điện với ắc quy, nối kích điện với thiết bị điện.
  • Không để máy kích điện phải hoạt động quá tải.
  • Đặt máy tại các vị trí bằng phẳng, khô ráo, thoáng đãng, tránh ánh nắng, nước mưa, nhiệt độ cao, tránh các vật dụng dễ gây cháy nổ...
  • Vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng bộ kích điện, ắc quy thường xuyên.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máy kích điện, từ đó có thể chọn lựa cho mình những thiết bị phù hợp nhất để phục vụ công việc và sinh hoạt, tránh những bất tiện do sự cố mất điện, cúp điện gây ra.

>> Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo, các ký hiệu và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế

Thứ Bảy, 30/05/2020 17:17
3,73 👨 28.251
0 Bình luận
Sắp xếp theo