Thẻ tín dụng là loại thẻ tiện dụng trong cuộc sống hiện đại nhờ nhiều tính năng ưu việt, mang đến nhiều tiện ích cho người sử dùng.
Mục lục bài viết
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là loại thẻ được cấp bởi các đơn vị tài chính hoặc tổ chức tín dụng, cho phép chủ thể thực hiện giao dịch dù không có sẵn tiền và thanh toán lại cho ngân hàng sau.
Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ cần quan tâm đến các thông tin sau:
- Hạn mức thẻ tín dụng: Là số tiền tối đa mà chủ thẻ được chi tiêu, con số này phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ thẻ tại thời điểm mở thẻ.
- Bảng sao kê thẻ tín dụng: Liệt kê tất cả các giao dịch mà chủ thẻ đã chi tiêu, số dư nợ thẻ tín dụng, ngày đến hạn thanh toán và số tiền tối thiểu cần thanh toán.
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Là số tiền thấp nhất mà chủ thẻ cần phải trả để không bị tính phí phạt hoặc không bị cho vào danh sách nợ xấu.
- Lãi suất thẻ tín dụng: Đó là mức lãi suất tính trên số dư nợ còn lại của khách hàng (sau khi hết thời gian miễn lãi).
Chức năng của thẻ tín dụng
Thanh toán chậm:
Khi không có sẵn tiền, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thực hiện các chi tiêu như: mua sắm, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay,... Điều này cho phép bạn có thêm thời gian để cân đối tài chính và không chịu sức ép, áp lực về kinh tế.
Thông thường, chủ thẻ sẽ có 45 ngày (tùy ngân hàng) để thanh toán mà không phải chịu lãi suất. Nhưng sau thời gian này, ngân hàng sẽ tính lãi suất trên phần dư nợ nhưng với mức tương đương như lãi suất cho vay.
Rút tiền mặt:
Chủ thẻ có thể dùng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt tại ATM với hạn mức rút tiền có thể tối đa bằng hạn mức tín dụng.
Trả góp:
Chủ thẻ tín dụng có thể mua hàng trả góp tại các cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử với lãi suất trả góp được áp dụng là 0%.
Có nên rút tiền mặt thẻ tín dụng hay không?
Với thẻ tín dụng, bạn có thể ra các ATM để rút tiền mặt dễ dàng, bất kể ở đâu khi nào mà không cần thủ tục giấy tờ phức tạp như khi vay ngân hàng.
Tuy nhiên khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng cũng có một số nhược điểm, người dùng cần lưu ý gồm:
- Không được rút hết hạn mức trong thẻ mà chỉ được rút tiền mặt với 70% hạn mức thẻ tín dụng được cấp.
- Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của ngân hàng cao.
- Lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao, dao động từ 18%/năm trở lên tùy thuộc vào từng ngân hàng và lúc bạn mở thẻ.
- Dễ mất khả năng thanh toán dư nợ. Có thể chủ thẻ chỉ rút một khoản nhỏ nhưng cộng dồn cả phí rút tiền mặt và lãi suất áp dụng cho khoản rút tiền đó thì dư nợ tín dụng của họ sẽ tăng cao. Dư nợ đó sẽ tăng nhanh nếu chủ thẻ không thanh toán kịp thời số tiền đã rút lại cho ngân hàng. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng hiện nay
Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng | Thẻ tín dụng áp dụng (hạng chuẩn) |
4% tối thiểu 100.000đ(**) | ACB, TPbank, Techcombank |
2% tối thiểu 100.000đ | OCB |
4% tối thiểu 60.000đ | Eximbank, Sacombank, SHB, VIB |
3% tối thiểu 60.000đ | SCB |
4% tối thiểu 55.000đ | Vietinbank |
2% tối thiểu 55.000đ | HDbank |
4% tối thiểu 50.000đ | ABBank, HSBC, LienVietPostBank, MaritimeBank, PVcombank, Vietcombank, Vpbank |
3% tối thiểu 50.000đ | Citibank, BIDV |
2% 20.000đ | Agribank |
1% tối thiểu 10.000đ | FE Credit |
Miễn phí | Viet Capital Bank |
Những loại mức phí thẻ tín dụng
Phí rút tiền mặt: 2-4% số tiền được rút, khách hàng có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng được cấp, tùy theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.
Phí chậm thanh toán: Phí này phải trả khi khách hàng chậm thanh toán, không thanh toán hoặc thanh toán ít hơn giá trị thanh toán tối thiểu (thông thường 5% của dư nợ cuối kỳ). Phí chậm thanh toán thường bằng 3-4% số tiền thanh toán tối thiểu.
Ví dụ: Tổng chi tiêu bằng thẻ tín dụng là 50 triệu đồng. Giá trị thanh toán tối thiểu cần phải trả khi đến kỳ thanh toán = 5% x 50 triệu đồng = 2.5 triệu đồng. Phí chậm thanh toán = 4% x 2.5 triệu đồng = 100.000 đồng.
Phí vượt hạn mức tín dụng: Khách hàng có thể "quẹt lố" mức cho phép của thẻ tín dụng với điều kiện đóng khoản phí vượt hạn mức tín dụng trên phần tiền vượt. Mức phí này có thể được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng hoặc được quy định một mức cụ thể.
Phí chuyển đổi ngoại tệ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài sẽ phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ, 2% hay 3% trên số tiền của mỗi giao dịch.
Lãi suất thẻ tín dụng: Mức lãi suất được tính nếu chủ thẻ trả nợ muộn quá 45 ngày miễn lãi phí. Mức lãi suất thẻ tín dụng khá cao so với các dịch vụ vay tiền khác, tùy vào loại thẻ và ngân hàng phát hành, thường dao động từ 25-40%/năm.
Phí lãi suất thẻ tín dụng tham khảo của một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay:
Ngân hàng | Lãi suất (Đơn vị: năm) |
Vietcombank | 15 – 18% |
BIDV | 15 – 20% |
TPBank | 18,5 – 27% |
Sacombank | 19 – 30% |
ACB | 25 – 29% |
VIB | 25 – 31% |
Techcombank | 26 – 28% |
MSB | 30 – 42% |
HSBC | 33% |