Bạn cho rằng làm việc thực sự, thực sự nhiều chắc chắn sẽ tiến xa trên con đường công danh? Nếu nỗ lực nhiều thì ở cuối con đường bạn sẽ được công nhận đúng không? Thực tế thì điều này có chút khác biệt. Có một lý do rằng tại sao nhân viên được khuyến nghị chỉ nên làm việc khoảng 40 tiếng/tuần và tại sao họ lại được trả lương vào các dịp nghỉ lễ (mặc dù số tuần ở mỗi quốc gia là khác nhau). Hãy cùng tham khảo 6 lý do rằng tại sao càng làm việc quá nhiều càng làm ảnh hưởng không tốt đến nghề nhiệp của bạn:
1. Làm việc quá sức sẽ bào mòn sức khỏe
Nếu làm việc quá chăm chỉ và dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn sẽ không có thời gian và năng lượng dư thừa để chăm sóc bản thân. Chính vì thế, bạn không dành thời gian luyện tập thể dục, nạp năng lượng cho cơ thể hay ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thậm chí, việc bỏ qua những quy trình ăn uống lành mạnh còn khiến cơ thể nhanh chóng ốm yếu và mắc các bệnh. Hơn nữa, dành quá nhiều thời gian làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy hết sức lực và căng thẳng. Một lần nữa, stress nặng cũng có thể gây ra một số bệnh. Về lâu dài, không ai có thể tuân theo một lịch trình làm việc điên cuồng suốt cả ngày được. Sớm muộn gì cũng sẽ bị bệnh - và làm việc cho đến lúc bản thân gục ngã thì đó không phải là cách gây ấn tượng với bất kỳ ai tại nơi làm việc cả.
2. Làm việc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức sáng tạo
Bạn cần thời gian nghỉ ngơi giữa công việc để cải thiện lại công việc và sự tập trung. Nếu lịch làm việc của bạn quá căng thẳng rằng bạn không có thời gian dành cho bất kỳ sở thích cá nhân nào thì sức tưởng tượng của bạn sẽ sớm bị khô cạn mà thôi. Trong cuốn sách "Art of Thought - Nghệ thuật suy nghĩ", Graham Wallace phân tích quá trình sáng tạo của những nhà khoa học nổi tiếng. Graham Wallace nhận ra rằng một bước quan trọng trong quá trình làm việc đó là "ấp trứng" - khoảng thời gian những ý tưởng xuất hiện trong đầu một người giống như chuẩn bị "nhảy vào nồi lẩu hỗn hợp" với những ý nghĩ vậy. Nếu bạn cứ tiếp tục làm việc mà không có thời gian dành cho giai đoạn "ấp trứng" này, chắc chắn bạn sẽ không thể nghĩ ra bất kỳ ý tưởng mới nào.
3. Làm việc quá nhiều cho thấy bạn là người làm việc "không thông minh"
Làm việc nhiều là chuyện của thập niên những năm 1908. Chìa khóa dẫn đến thành công ngày nay là thực hiện những sự lựa chọn thông minh trong con đường công danh cũng như hoàn thành những công việc mà bạn được giao, để từ đó có thể làm đẹp thêm cho hồ sơ của bạn. Làm nô lệ trong khoảng thời gian làm việc cho thấy rằng bạn đang không biết cách làm việc thông minh. Làm việc thông minh nghĩa là biết những nhiệm vụ bạn làm tốt, còn sau đó là phần giao cho người khác. Bên cạnh đó, làm việc thông minh hơn có nghĩa là "tự nạp năng lượng" cho bản thân bằng sự sáng tạo và nguồn động lực, thay vì để bản thân bị rút cạn kiệt năng lượng bởi những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày. Hơn hết, làm việc thông minh là phải tự xem xét chính mình và tối ưu hóa quá trình làm việc, sao cho có thể đạt được lợi ích từ việc làm tối ưu. Bằng cách làm việc thông minh, bạn có thể chứng minh được khả năng lãnh đạo của mình.
4. Làm việc quá nhiều cho thấy bạn không biết cách ủy quyền cho người khác
Nếu đang làm việc trong một nhóm hoặc có nhân viên trợ giúp nhưng bạn vẫn phải làm việc trên 80 giờ/tuần, trong khi nhân viên của bạn thong dong chờ đến giờ về nhà, thì bạn đang có vấn đề về việc tin tưởng nhân viên của mình đó. Vậy nên, bạn cần học cách ủy thác công việc lại cho những đồng nghiệp của mình. Nếu mọi người trong công ty của bạn đang làm việc trên 60 giờ/tuần và luôn cảm thấy căng thẳng hết sức thì bạn cần thuyết phục sếp về việc cần thêm người làm. Chúng ta đều có những giới hạn riêng của bản thân của mình cả.[Bạn là nhà chỉ huy tài ba hay là một nhân viên cần mẫn?]
5. Làm việc quá nhiều cho thấy bạn không có khả năng đặt ưu tiên
Đừng làm lãng phí thời gian của mình bằng việc chạy theo những công việc nhỏ lẻ không giúp bạn thăng tiến trong công việc. Ví dụ: bỏ quá nhiều thời gian vào việc trả lời email. Hãy cố gắng dành thời gian trả lời tất cả email của mình vào một thời điểm trong ngày, vào một thời gian nhất định - bạn có thể tự quyết định rằng bạn có nên trả lời email ngay lập tức hay không, hay có thể sắp xếp thời gian để hồi âm lại cho họ. Việc liên tục thay đổi công việc và trả lời email vào khoảng giữa thời gian trống sẽ làm cho bạn làm việc chậm lại và buộc bạn phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc.
6. Làm việc quá nhiều cho thấy bạn đang bị công việc lấn át
Nếu bạn cần trên 80 giờ/tuần để hoàn thành nhiệm vụ, điều này có thể gửi đến sếp của bạn một "tín hiệu sau lầm" - họ có thể nghĩ rằng bạn đang bị quá tải công việc, rằng bạn không thể giải quyết nhiệm vụ trong một khoảng thời gian giới hạn và điều này có nghĩa rằng bạn chưa hề sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm. Hãy nghĩ xem điều này sẽ gửi đến sếp của bạn biết bao nhiêu ý nghĩ sai lệch về bạn, trong khi đang cố gắng chứng tỏ rằng mình là một nhân viên có tinh thần cống hiến cao.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 9 lý do phổ biến khiến bạn trì hoãn công việc
- 10 điều nguy hiểm sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngồi suốt cả ngày
- 5 lý do tại sao bạn nên đầu tư cho việc tự học
Chúc các bạn vui vẻ!