Tại sao lại gọi thịt kho tàu? Nguồn gốc và ý nghĩa món ăn

Thịt kho tàu hay thịt kho hột vịt là món ăn phổ biến tại miền Nam, và đặc biệt xuất hiện trên mâm cơm người dân Nam Bộ trong những ngày lễ Tết. Thịt kho tàu có hương vị đậm đà, màu sắc bắt mắt hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa cho một năm đầy đủ, vẹn tròn và gia đình hòa thuận. Tuy nhiên đã bao giờ bạn hỏi tại sao lại gọi là thịt kho tàu hay chưa? Chữ “tàu” trong tên món ăn có ý nghĩa gì và tại sao lại là thịt kho tàu mà không phải là tên khác?

Nguồn gốc và ý nghĩa thịt kho tàu

Thịt kho tàu là cách gọi khác của thịt kho trứng vịt, kèm với nước dừa sánh mịn, thơm ngon và béo ngậy. Nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ người Hoa do có chữ tàu, nhưng thực tế thì không phải vì đây là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam, bắt nguồn từ người dân Việt Nam từ xa xưa.

Thịt kho tàu có thể dùng trong nhiều ngày, phù hợp với khí hậu nóng ở miền Nam. Chính vì vậy nhiều người truyền tai rằng xưa kia khi tàu thuyền ra khơi, lênh đênh trên biển sẽ chuẩn bị một nồi thịt kho để có thể dùng được lâu, ăn trong nhiều ngày. Vì thế chữ tàu trong thịt kho được bắt nguồn từ đây.

Nguồn gốc thịt kho tàu

Cũng theo nhiều chuyên gia văn hóa như nhà văn Bình Nguyên Lộc thì chữ tàu theo văn hóa miền Tây có nghĩa là mặn ngọt lờ lợ dựa theo hương vị của món ăn, có vị ngọt của nước dừa và vị mặn của gia vị. Những dòng sông nước lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.

Như vậy cái tên thịt kho tàu ra đời đều bắt nguồn từ văn hóa xa xưa của người dân Việt Nam ta, là món ăn đậm chất văn hóa, cổ truyền của ông cha.

Nguồn gốc thịt kho tàu

Thứ Bảy, 13/02/2021 20:15
3,119 👨 22.997
0 Bình luận
Sắp xếp theo