Tại sao dù làm việc và ăn chơi hết mình, nhiều người vẫn không cảm thấy hạnh phúc?

Nghịch lý quen thuộc về cuộc sống.

Hàng ngày chúng ta làm việc chăm chỉ và mong chờ đến cuối tuần để được "xõa" hết mình. Thế nhưng, điều bất ngờ là rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày chủ nhật (dù đã tham gia rất nhiều hoạt động giải trí khác) nhiều hơn là cuối những ngày khác.

Điều gì đang xảy ra với lối sống nhanh và hối hả đó của chúng ta vậy?

Thuộc thế hệ trẻ, chúng ta có nhiều tự do và cơ hội, nhiều sự công bằng và nhiều lựa chọn cho mọi thứ hơn các thế hệ trước (mua hàng trực tuyến và chỉ vài ngày sau, đã nhận được được hàng, gọi đồ ăn nhanh ngay cả khi đang là nửa đêm...).

Tuy nhiên, chúng ta cũng hiện diện và trở nên cạnh tranh (một cách cần thiết) nhiều hơn trước đó (khi tất cả mọi thứ trong thế giới này đều có thể được tìm thấy trên Internet, chúng ta bắt đầu "đối đầu" với nhau - bất cứ thứ gì mà bạn có thể tìm được hoặc học được thì người khác cũng có thể dễ dàng làm được như bạn).

Công việc

Nhờ social media và các hình thức giải trí khác như truyền hình thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà gần như ai cũng có thể biết được những người khác đang làm gì (hoặc giả vờ làm) tại mọi thời điểm. Chúng ta bị tấn công dồn dập bởi hình ảnh của những người thành công, các siêu mẫu, thần tiên tỉ tỉ, soái ca, người giàu. Thực tế, họ chỉ chia sẻ những khoảnh khắc đẹp (hoặc đã được qua xử lý bởi công nghệ) của họ thôi trong khi tìm mọi cách để giấu giếm, che đậy vô số hình ảnh "xấu xí" khác: có thể đó là khó khăn hay thất bại. Rõ ràng, thật khó để hiểu hết một con người trong thời buổi bây giờ?

Chúng ta cũng phản ứng lại theo cách như vậy, chỉ chia sẻ những bức ảnh đẹp và hấp dẫn của mình và biến cuộc sống hàng giống như những thứ gì đó chỉ xuất hiện trên tạp chí hoặc phim ảnh. Cuối cùng, nếu ai đó có cuộc sống tươi đẹp, thành công và hạnh phúc thật sự thì chúng ta không thể coi bộ như thể mình thiếu thốn. Một số người bắt đầu "hành động".

Và thế là...

Bạn bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới vẻ ngoài của mình, cách mà mọi người đánh giá, quan sát những thứ bạn thực hiện, bạn chọn hơn việc bạn làm vì thấy thích thú. Bạn quên nghĩ về điều bạn thực sự muốn, thứ gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc; thay vào đó, lại "tự dỗ dành" chính mình bằng thứ có nhiều khả năng sẽ được hoan nghênh và chấp nhận bởi những người khác. Bạn làm việc chăm chỉ để khiến mọi người tôn trọng và khen ngợi hoặc nói rằng bạn vĩ đại đến mức nào hoặc để biết họ ghen tỵ như thế nào với nghề nghiệp/kỳ nghỉ tuyệt vời của bạn. Tuy nhiên, thực tế, những lời khen đó hoàn toàn vô nghĩa bởi vì chúng không phải là lời khen về chính con người thật của bạn. Chúng là những lời khen về cách bạn tạo ra cuộc sống của mình ở vẻ bề ngoài hoặc về việc bạn đã thể hiện bản thân trước công chúng tốt như thế nào mà thôi.

Hạnh phúc

Nỗi ám ảnh với vẻ bề ngoài và nỗ lực để "bằng chúng, bằng bạn" sẽ đẩy chúng ta đối mặt với những sự thất vọng liên tục. Việc xem bức ảnh này sang bức ảnh khác và đọc từ post này sang post khác khiến chúng ta tiến sâu hơn vào sự ghen tị và khủng hoảng mọi lúc. Ai đó mua ngôi nhà mới? Được thăng chức? Giảm được tới 15 cân? "Không công bằng, tôi muốn nhận được tất cả những thứ này nhưng giờ vẫn chưa có gì cả! Tôi sẽ phải giành lấy chúng....!"

Chúng ta nhìn vào những hình ảnh đó, tiếp nhận các thông điệp và nghĩ rằng: Mái tóc của mình vẫn chưa đủ mượt. Đùi và bụng quá nhiều mỡ để có thể sẵn sàng đứng trước ống kính máy quay với bộ đồ bơi sành điệu. Quần áo của chúng ta chưa đủ đẹp và độc. Chiếc xe quá cũ. Chúng ta phải cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất như tất cả bạn bè khác. Chúng ta cần cắt móng tay, các sản phẩm nhuộm da nhân tạo (spray tan), trang phục mới/tiêm botox để loại bỏ các vết nhăn trên trán... để tự tin hơn khi chụp ảnh với đồng nghiệp. Chúng ta chưa từng nói với bản thân rằng "tôi đủ đẹp theo cách của tôi, ngay cả khi tôi không có chính xác những gì mà bạn bè hoặc những người khác có. Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, về cơ thể mình và về nơi tôi đang sống".

Chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn bởi vì chúng ta không ngừng nỗ lực để làm nhiều hơn và trở nên tốt hơn. Chúng ta quên mất việc trân trọng từng khoảnh khắc và yêu chính bản thân mình.

Không yêu bản thân sẽ khiến cho những người khác không thể nào có đủ cảm xúc để dành tình yêu trọn vẹn cho bạn được. Điều này sẽ dẫn tới việc bạn có thể thiết lập mối quan hệ với nhầm người, cảm thấy không an toàn và không chắc chắn về việc liệu rằng mọi người có thích, quan tâm hay yêu bạn đủ như những gì bạn muốn. Chúng ta thừa nhận rằng việc của mỗi người là tự phải lấp đầy những chỗ trống bên trong tâm hồn mình và tự thay đổi bản thân đầu tiên là cách để chiếm trọn tình yêu của ai đó.

Thành công

Đã đến lúc hãy dừng lại lối sống "điên rồ" đó. Hãy quay về với những thứ cơ bản. Hãy sử dụng bản năng của bạn. Hãy nhìn nhận sâu sắc hơn và tập trung vào những thứ thực sự quan trọng: gia đình, tình bạn, sức khỏe, đam mê.... và tình yêu đích thực.

Thử tưởng tượng nếu, thay vì dành một hoặc hai giờ để tìm hiểu về cuộc sống đầy xa hoa của những người khác và cảm thấy bất công hay tham gia vào các chủ đề bàn tán về những sự kiện chẳng có gì quan trọng thì hãy dành khoảng thời gian đó học ngôn ngữ mới, viết nhật ký, đọc sách, bước ra ngoài tham gia một vài hoạt động hoặc thiền?

Sẽ thế nào nếu chúng ta muốn ít hơn và đánh giá cao điều gì thực sự khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Sẽ thế nào nếu chúng ta dừng lại và tự hỏi chính mình những câu sau đây:

  • Chúng ta có thực sự dành nhiều thời gian và thể hiện tình cảm thật của mình với gia đình? Chúng ta có thường xuyên nói lời yêu thương với bố mẹ?
  • Chúng ta có dành tình yêu chân thành cho một người? Chúng ta có dành đủ thời gian để ở bên cạnh họ, chia sẻ cho họ những điều chúng ta suy nghĩ?
  • Chúng ta có quan tâm nhiều tới sức khỏe thể chất và tinh thần hay không? Nếu chưa thì làm cách nào để cải thiện? Tập thể dục nhiều hơn chăng? Hay thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn?
  • Chúng ta có uống rượu quá nhiều? Ngủ quá ít hay làm việc quá sức?
  • Chúng ta có thể buộc bản thân dừng lại, biết ơn và không quá ham muốn về vật chất – những thứ mà chúng ta không cần? Để không bị những thứ hão huyền "điều khiển", chúng ta sẽ phải làm gì để cảm nhận được hạnh phúc?

Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể.

Sống đẹp

Hãy vứt bỏ những điều vô nghĩa. Giữ chặt những điều ý nghĩa. Nỗ lực để không bị xao nhãng hay phân tán bởi cảm giác ghen tị hay bất công. Hãy nhìn sâu hơn, luyện tập chánh niệm, yêu bản thân và đơn giản hóa cuộc sống. Dành nhiều thời gian cho việc phát triển các mối quan hệ, sức khỏe, hạnh phúc thay vì chạy theo vật chất, nghề nghiệp, địa vị, thu nhập và tìm mọi cách (dù không được xã hội chấp nhận) để đạt được chúng.

Hãy dành một vài phút và nghĩ về thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nhất. Ai là người khiến bạn cảm thấy tốt nhất khi ở cạnh? Điều gì trong đời khiến bạn luôn cảm thấy tồi tệ?

Và bây giờ....

Lựa chọn

Hãy tập trung vào những điều tốt đẹp đó và lập một kế hoạch. Làm những thứ giúp bạn cảm thấy vui vẻ nhiều hơn và lâu hơn. Thẳng tay vứt bỏ những thứ không cần thiết hoặc dành tặng chúng cho những người đang cần. Hãy quên đi mọi mưu cầu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay, ngay tại thời điểm này và ngay sau khi bạn đọc bài viết này.

Tôi đã từ bỏ công việc gắn liền 14 năm để đi du lịch và rèn luyện những kỹ năng mới có tác động tích cực tới sức khỏe, các mối quan hệ, hạnh phúc và giúp tôi xây dựng một lối sống mới, tích cực và tốt đẹp hơn trước.

Tôi đã không mua quần áo mới trong vòng 1 năm. Tôi cũng không ăn uống, tiêu xài hoang phí tại những nhà hàng sang trọng. Tôi cũng không đi tới spa để làm đẹp (Tôi chăm sóc bản thân ở nhà). Tôi cũng không làm đủ mọi thứ để được thăng chức hay hùng hục kiếm tiền khiến sức khỏe tôi bị ảnh hưởng.

Giờ đây, sau 10 năm kể từ thời điểm tìm ra bí quyết đó, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Thứ Tư, 17/08/2016 07:51
32 👨 1.465
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống