Những đồ vật cá nhân tuyệt đối không nên dùng chung

Lược, tai nghe, nhíp... những vật dụng này là những thứ không thế thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta. Thế nhưng, những vật dụng tưởng chừng vô hại, thế nhưng nó lại có thể gây ra những căn bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả HIV và HPV nếu bạn tùy tiện dùng chung với mọi người.

Bạn không tin ư? Điều này đã được bác sĩ da liễu Whitney Bow và chuyên gia vi trùng học Philippe Thierry đến từ Đại học New York (Mỹ) công nhận và họ đã đã tiết lộ những loại vật dụng mà bạn tuyệt đối không nên chia sẻ với bất cứ ai, kể cả bố mẹ hay người thân.

1. Tai nghe

Tai nghe

Lỗ tai ẩm ướt, nhiệt độ cao là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có thể trú ngụ và phát triển. Những loại vi khuẩn này rất dễ bám vào tai nghe. Do đó, nếu bạn sử dụng chung tai nghe với người khác bạn sẽ có khả năng mắc phải một số vấn đề về tai như nhiễm trùng tai, u nhọt, mụn mủ... nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến thính giác về sau.

2. Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người, khi tham gia giao thông. Nhiều người thường nghĩ rằng mũ bảo vô hại, nên dùng chung không sao. Thế nhưng, bạn có biết mũ bảo hiểm là nơi chứa khá nhiều các loại vi khuẩn có thể gây nấm da dầu. Vậy nên khi dùng chung mũ bảo hiểm, rất có thể bạn sẽ rước cả đống bệnh như rụng tóc, nấm tóc, hói da đầu...

3. Son môi

Son môi

Theo bạn dùng chung son môi có hại không? Theo các nhà khoa học, họ cho rằng dùng chung son môi là vô cùng nguy hiểm. Bạn nghĩ rằng, chỉ quẹt một chút lên môi chắc sẽ không sao, nhưng trên thực tế bạn đã rước đống bệnh vào người. Vì sao ư? Bởi dưới bề mặt môi là một mạng lưới dày đặc các mạch máu nhỏ sẵn sàng thẩm thấu những gì chạm vào môi kể cả các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Do đó, để hạn chế lây các thể loại bệnh từ người khác thì bạn nên lưu ý không dùng chung son môi với bất kỳ ai.

4. Lược chải tóc

Lược chải tóc

Lược chải tóc có vẻ bình thường và vô hại nhỉ. Thế nhưng bạn có biết khi dùng chung nó với người khác bạn sẽ gặp phải những bệnh khôn lường không? Những chiếc lược tưởng chừng sạch sẽ thế nhưng ẩn sâu trong đó là các loại nấm, vi sinh vật thường ẩn trú trong tóc và trên da đầu. Do đó, khi dùng chung lược bạn sẽ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh như nấm da đầu, rụng tóc, viêm chân tóc, hói đầu...

5. Bông tắm

Bông tắm

Bông tắm là một vật dụng vệ sinh cơ thể, khá phổ biến với nhiều người. Nếu bạn dùng chung bông tắm với người khác thì khả năng lây nhiễm các vấn đề như da như mụn, nấm tay chân, lang ben,... sẽ rất cao. Vậy nên hãy cảnh giác với vật dụng này nếu không muốn gặp phải những vấn đề về da và sức khỏe.

6. Xà phòng tắm dạng cục

 Xà phòng tắm dạng cục

Nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng chung một hộp xà phòng tắm cho cả gia đình. Thế nhưng, bạn có biết những cục xà phòng này chứa vô vàn những loại vi khuẩn, nấm và virus bởi chúng luôn trong tình trạng ẩm ướt trong phòng tắm. Dùng chung xà phòng tắm có thể truyền norovirus gây tiêu chảy, tụ cầu vàng. Tuy nhiên, bạn có thể dùng chung xà phòng với vợ/chồng vì cơ thể của hai bạn nhìn chung đã thích nghi với nhau.

7. Khăn mặt, khăn tắm

Khăn mặt, khăn tắm

Những loại khăn mặt hoặc khăn tắm tuyệt đối không nên sử dụng chung cùng người khác. Chúng không những gây mụn, nấm mà còn có thể lây truyền bệnh đau mắt đỏ và tụ cầu vàng. Vậy nên, để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe bản thân, ngoài việc không sử dụng chung khăn thì bạn nên thường xuyên giặt tẩy khăn tắm sau 4 lần sử dụng và nên phơi ngoài trời thoáng cho thật khô.

8. Kiềm cắt móng tay

Kiềm cắt móng tay

Có thể bạn không tin và đang sử dụng kiềm cắt móng tay chung với nhiều người. Nhưng trên thực tế dùng chung kềm cắt móng tay có thể truyền nhiễm nấm và một số loại HPV. Bạn có thể sát trùng bằng cồn trước khi sử dụng, nhưng tốt nhất là mỗi người nên có một cái.

9. Nhíp

Nhíp

Nếu bạn mượn nhíp để bứt cọng lông mày thì không sao, nhưng nếu bạn nặn mụn thì rất có thể sẽ bị nhiễm trùng máu. Dùng chung nhíp có thể truyền virus viêm gan C và HIV. Tốt nhất hãy nhúng nhíp vào cồn trước và sau khi sử dụng.

10. Kem dạng tuýp, kem sáp mỡ (vaseline)

Kem dạng tuýp, kem sáp mỡ

Mỗi lần bạn chạm tay lấy kem thì vi khuẩn lại làm ô uế cả hũ hoặc ống kem. Những vi khuẩn này có thể vô hại trên mặt bạn nhưng sẽ gây mụn và viêm nang lông khi lan sang mặt người khác. Nếu muốn dùng chung thì ngay từ đầu hãy sử dụng tăm bông để lấy kem.

Thứ Năm, 06/07/2017 19:33
31 👨 1.640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Mẹo vặt