Các hệ thống kinh doanh hoạt động tốt là phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hàng hóa đáng tin cậy và chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng. Để duy trì được các hệ thống như vậy không phải là đơn giản như việc bạn đổ dầu nhớt loại xịn và động cơ sẽ hoạt động bền bỉ, để duy trì một hệ thống kính doanh hoạt động trơn chu cần đến sự chung sức và chất xám của nhiều thành viên. Các công ty ngày nay đang không ngừng đẩy mạnh triển khai các hệ thống lớn hơn và tốt hơn để duy trì tính cạnh tranh. Họ cố gắng cung cấp một trải nghiệm người dùng tích cực, họ dành tất cả các thời gian để nhận thức về nhu cầu của khách hàng, những rủi ro tiềm tàng và mục tiêu của công ty. Vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ quá trình này? Đó chính là những kỹ sư hệ thống. Những người này sẽ làm việc theo nhóm và họ là một tài sản vô giá đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Các kỹ sư hệ thống này có nhiệm vụ thiết kế, quản lý các giải pháp cũng như truyền đạt những thông tin cần thiết cho những người có liên quan.
Các kỹ sư hệ thống buộc phải nắm được những kiến thức trong các lĩnh vực bao gồm khoa học máy tính, nguyên tắc kỹ thuật và phân tích toán học. Vì vậy, các kỹ sư hệ thống có thể tìm được việc làm trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào và họ cũng có khả năng quản lý các hệ thống khác nhau, có thể kể đến như:
- Các chương trình quốc phòng quân sự.
- Hệ thống quản lý nước.
- Hệ thống điện thoại.
- Hệ thống điện lực.
- Hệ thống công nghệ thông tin.
Các kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) có nhiệm vụ quản lý các thành phần như cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm trong hệ thống. Họ đảm bảo mọi thứ hoạt động đồng loạt, chơn chu và khắc phục lỗi trong thời gian sớm nhất có thể.
Mức lương trung bình cho một kỹ sư hệ thống ở Mỹ là khoảng 66.000 đô la mỗi năm theo thống kê của Payscale. Một cuộc khảo sát tương tự cho thấy người có thu nhập được coi là cao trong lĩnh vực này có thể mang về nhà trên dưới 105.000 đô la mỗi năm bao gồm tiền thưởng và cả tiền hoa hồng. Trong khi đó, các kỹ sư hệ thống cao cấp kiếm được mức lương trung bình là 98.000 đô la mỗi năm với thu nhập cao nhất được chốt ở mức 143.000 đô la một năm.
Những kỹ sư hệ thống là ai?
Các kỹ sư hệ thống là người liên lạc với các nhà quản lý dự án để giúp các dự án vận hành hiệu quả và đạt được thành công. Công việc chính của họ sẽ là:
- Kiểm tra các hệ thống hiện có và đề xuất những cải tiến mới.
- Phát triển các hệ thống mới để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty
- Áp dụng các giải pháp về công nghệ để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Nhận và chuyển tiếp thông tin đến và đi từ các bên liên quan.
Các kỹ sư hệ thống sẽ xem xét các nhu cầu kinh doanh và mục tiêu hoạt động trong suốt vòng đời của dự án. Chất lượng, hiệu quả chi phí và sự tin tưởng là một số giá trị chính mà họ giúp các công ty duy trì thông qua hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
Trách nhiệm trong công việc của một kỹ sư hệ thống.
Từ viết tắt SIMILAR trong tiếng Anh giúp tóm tắt cho chúng ta các chức năng chính của một kỹ sư hệ thống (theo Bahill & Gissing, 1998). SIMILAR là viết tắt của:
- State the challenges and problems facing a business (nêu rõ những thách thức và vấn đề mà một doanh nghiệp phải đối mặt).
- Investigate solutions or alternative methods (điều tra, nghiên cứu các giải pháp thay thế).
- Model the alternatives and the ways to enforce them (định hình các lựa chọn thay thế và cách thực thi chúng).
- Integrate relevant systems, subsystems, and people to facilitate success (tích hợp các hệ thống liên quan, các hệ thống con và những người có liên quan để nâng cao tính hiệu quả và khả năng thành công).
- Launch the system (khởi động hệ thống).
- Assess performance (đánh giá hiệu suất)
- Re-evaluate outputs to improve the system (đánh giá lại kết quả đầu ra để cải thiện hệ thống)
Như một phần của định nghĩa trên, trách nhiệm chính trong công việc của một kỹ sư hệ thống là:
- Tư vấn cho khách hàng về phần cứng và phần mềm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của công ty.
- Thu thập, cài đặt, thử nghiệm và duy trì các thành phần trong dự án và điều hành dự án.
- Xem xét các yêu cầu bảo mật dữ liệu của công ty.
- Xem xét bảo mật tùy chỉnh hệ thống từ nhà cung cấp bên ngoài
- Tùy chỉnh các hệ thống từ những nhà cung cấp bên ngoài.
- Xem lại việc kiểm soát tài liệu.
- Thực hiện các quy trình vận hành chuẩn.
Trách nhiệm công việc của các kỹ sư hệ thống thay đổi tùy thuộc vào chức năng của công ty, tổ chức. Ví dụ, các yêu cầu đối với hệ thống của các cơ quan chính phủ rất khác với các yêu cầu của nhà sản xuất.
Dưới đây là các trách nhiệm điển hình của một kỹ sư hệ thống CNTT trong lĩnh vực mạng cục bộ và mạng diện rộng (LAN/WAN):
- quản lý và giám sát dịch vụ mạng LAN/WAN
- Đưa ra đề xuất cho các thiết bị thay thế và nâng cấp.
- Bảo trì cho các thiết bị mạng tồn kho.
- Soạn thảo tài liệu về LAN/WAN và cập nhật các tài liệu này thường xuyên.
- Giới thiệu cho khách hàng về môi trường hiện tại và hệ thống hợp nhất của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống và kiểm toán phần mềm.
- Khắc phục các sự cố.
Trong khi đó, một kỹ sư hệ thống phụ trách về các sản phẩm của Microsoft có thể có những nhiệm vụ sau:
- Cài đặt, cấu hình và cập nhật phần mềm cũng như phần cứng cho hệ thống máy chủ và thực hiện bảo trì hệ thống máy chủ.
- Khắc phục sự cố cấp cao, phức tạp.
- Giải quyết những vấn đề về hệ thống và lỗi phần cứng.
- Theo dõi khả năng hệ thống và quản lý mọi vấn đề liên quan.
- Cài đặt những nâng cấp về phần mềm và các bản vá bảo mật cũng như theo dõi những hành vi xâm nhập vào hệ thống.
- So sánh hiệu suất hệ thống CNTT lý tưởng và thực tế và đưa ra các khuyến nghị về cải tiến hiệu suất hệ thống.
Làm thế nào để trở thành một kỹ sư hệ thống
Đối với vị trí kỹ sư hệ thống CNTT, hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu bằng cử nhân về kỹ thuật máy tính hoặc các văn bằng tương đương liên quan đến máy tính. Tuy nhiên, các bằng cử nhân ở những lĩnh vực khác đôi khi cũng có thể được chấp nhận nếu ứng viên có thêm kinh nghiệm trong quản trị hệ thống. Một số loại văn bằng, chứng chỉ có thể kể đến như:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật phần mềm
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính
- Kỹ thuật tổng hợp
Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên cho các ứng viên có hiểu biết tốt về phương pháp và thực hành kỹ thuật của hệ thống. Kinh nghiệm vững chắc trong quản lý các dự án cũng rất được đánh giá cao. Nhìn chúng trong công việc này, yếu tố kinh nghiệm luôn nhận được sự ưu tiên rất lớn.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư hệ thống
Các kỹ sư hệ thống phải có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo rất tốt. Họ phải biết các phối hợp ăn ý với các thành viên khác trong nhóm, trong đội ngũ những người trong bạn quản lý dự án (những người này có thể chịu trách nhiệm ở mỗi lĩnh vực trong dự án như bảo mật, quản lý tài sản, dịch vụ khách hàng hoặc bộ phận trợ giúp) để giải quyết các vấn đề và quản lý dự án. Các kỹ năng giải quyết xung đột, phân tích và ra quyết định chuẩn xác cũng rất quan trọng đối với vị trí này.
Ngoài những kỹ năng cốt lõi quan trọng là kỹ thuật hệ thống, bảo mật thông tin... Các kỹ năng giúp nhà tuyển dụng phân loại các ứng viên bao gồm toán học, phát triển ứng dụng và xây dựng kiến trúc hệ thống.
Tổng kết
Khi các công ty có ý định mở rộng ra thị trường trong nước cũng như quốc tế, nhu cầu về tuyển dụng đối với các kỹ sư hệ thống ở một số lĩnh vực nhất định là vô cùng lớn. Sự tăng trưởng ổn định và nhu cầu thị trường lớn làm cho nó trở thành một sự lựa chọn nghề nghiệp có thể đem lại một tương lai vững chắc. Do đó, nếu bạn thấy mình có đủ kinh nghiệm và trình độ phù hợp để theo đuổi lĩnh vực này, hay cân nhắc thật kĩ về việc đổi nghề nếu bạn không hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Xem thêm: