Những điều cần biết về một kỹ sư mạng máy tính

Trong một thị trường công nghệ sôi động như ngày nay, tất cả những quy định về sử dụng dữ liệu và quản lý dữ liệu là điều một trong những điều tối quan trọng. Ngoài việc cho phép máy tính có quyền truy cập vào các hệ thống mạng, những quy định chung này còn cho phép chúng ta chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các kỹ sư mạng máy tính làm việc đằng sau hậu trường để giúp cho những quy định trên có thể được thực thi. Giống như nhiều công việc “vô hình” khác, nhiều khi những đóng góp trong lĩnh vực kỹ thuật mạng thường được coi là điều hiển nhiên và ít được quan tâm đến. Nhưng nếu không có các kỹ sư mạng máy tính này, những thông tin liên lạc hàng ngày mà nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản coi là chuyện thường ngày, điều tất nhiên, sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Dưới đây là một vài điều bạn cần biết về một kỹ sư mạng máy tính cũng như làm thế nào để theo đuổi và làm tốt công việc này.

 Kỹ sư mạng máy tính

Kỹ thuật mạng máy tính là gì?

Nhìn chung thì các kỹ sư mạng máy tính sẽ là những người có trách nhiệm xây dựng hệ thống mạng. Họ ít khi phải thực hiện bảo trì mạng hàng ngày (công việc này thường được giao cho các quản trị viên mạng). Công việc chính của họ sẽ là về thiết kế và định cấu hình thực tế của hệ thống mạng (đó là một quá trình liên tục, kéo dài trong nhiều ngày tháng chứ không phải thực hiện một lần là xong).

Một hệ thống mạng có thể có quy mô lớn hoặc nhỏ. Ví dụ về hệ thống mạng lớn nhất chính là Internet. Nhưng nếu thiết bị được kết nối trong một hệ thống mạng khác, các máy tính trong hệ thống vẫn có thể chia sẻ thông tin ngay cả khi họ không có quyền truy cập Internet. Đây là điều làm cho các hệ thống mạng nội bộ trở nên rất hữu ích, đặc biệt đối với các công ty và tổ chức, cũng như là những nơi mà các nhân viên làm việc, cộng tác, trao đổi với nhau trong một hệ thống.

Một số công ty có thể sẽ phải cần tới một hệ thống mạng cục bộ cho phép tất cả các máy tính trong công ty đều được kết nối để truy cập thông tin trong bộ nhớ dùng chung. Hay một số công ty khác lại có thể muốn một hệ thống mạng có khả năng kết nối một số thiết bị nhất định (ví dụ như một máy tính được ủy quyền trong một hệ thống máy in mạng).

Cuối cùng, các kỹ sư mạng cần phải linh hoạt trong công việc và đáp ứng được các nhu cầu của công ty họ.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư mạng máy tính

Rõ ràng là những kiến thức về xây dựng hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng mạng những điều mà các nhà tuyển dụng, các ông chủ công ty luôn mong ở các kỹ sư mạng máy tính. Do đó, để theo đuổi được công việc này, bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong làm việc với:

Công việc của kỹ sư mạng không chỉ đơn giản là xây dựng lên một hệ thống mạng máy tính rồi bỏ đó. Họ cũng sẽ chính là những người chịu trách nhiệm và có khả năng khắc phục mọi sự cố phát sinh đối với hệ thống mạng đó. Các kỹ sư mạng máy tính sẽ phải có hiểu biết sâu rộng, vững vàng về hệ thống mạng hơn bất kỳ ai khác (vì chính họ là những người đã xây dựng nó), do vậy họ sẽ được yêu cầu sửa lỗi, tinh chỉnh cơ sở hạ tầng khi cần và khôi phục dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.

Vì hầu hết các hệ thống mạng đều liên quan đến giao tiếp và cộng tác (communication and collaboration), nên đó cũng là lý do tại sao các kỹ sư mạng phải có kỹ năng giao tiếp tương đối tốt (cả về viết và nói). Thông thường, họ được yêu cầu cung cấp những hỗ trợ cho người dùng thông qua điện thoại hoặc email, tạo báo cáo cho những nhà quản lý, các ông chủ về các vấn đề và giải pháp khắc phục các sự cố mạng, cũng như đào tạo cho các kỹ sư mạng trẻ tuổi khác trong team.

Ngoài ra, các kỹ sư mạng máy tính cũng phải chịu trách nhiệm trong việc chạy thử nghiệm hệ thống và chú ý đến trải nghiệm người dùng để các có thể nâng cấp hệ thống mạng khi được yêu cầu. Một kỹ sư mạng giỏi sẽ là người có các kỹ năng tư duy chiến lược và tầm nhìn xa cần thiết để dự đoán các vấn đề và giải quyết trước khi chúng xảy ra.

Làm thế nào để trở thành một kỹ sư mạng máy tính

Một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bằng đại học (lý tưởng nhất là trong Quản trị mạng hoặc Công nghệ thông tin). Những người khác quan lại tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm làm việc thực tế trước đó với các hệ thống mạng của ứng viên.

Các chứng liên quan cũng là một điểm cộng rất lớn khi bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí kỹ sư mạng. Ví dụ như, Cisco cung cấp một loạt các chứng chỉ để trang bị cho các chuyên gia mạng ở mỗi giai đoạn trong sự nghiệp của họ, từ “Entry” đến “Associate” đến “Professional” và sau đó “Expert”. Chứng nhận cao nhất của họ là “Architect”.

Microsoft cũng cung cấp một chứng nhận cho các kỹ sư mạng. Để đặt được chứng nhận này, các ứng viên phải vượt qua được bảy kỳ thi lớn nhỏ với từng độ khó khác nhau. Chứng chỉ này có tên "Kỹ sư hệ thống được chứng nhận của Microsoft" (Microsoft Certified Systems Engineer MCSE).

Tất nhiên là những yếu tố như chứng chỉ và bằng cấp liên quan cũng sẽ có tác động lớn đến mức lương của một kỹ sư mạng máy tính.

Tổng kết

Với mức lương trung bình khoảng 68.000 đô la mỗi năm (tại Mỹ), kỹ sư mạng có thể không phải là nghề mang lại cho bạn mức lương cao nhất trong ngành công nghiệp công nghệ cao, nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể nghèo được khi làm công việc này. Thêm vào đó, kinh nghiệm trong kỹ thuật xây dựng và quản lý hệ thống mạng có thể mở ra cánh cửa cho các nghề nghiệp khác có nhiều triển vọng và thu nhập ấn tượng hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ví dụ như một Giám đốc thông tin (CIO) chẳng hạn.

Thứ Hai, 24/09/2018 10:30
54 👨 6.491
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc