Đối với những người bị điếc hay bị khiếm thính bẩm sinh thì một thiết bị có khả năng hỗ trợ cho họ nghe được đó là máy trợ thính. Tuy nhiên, nhiều người cũng đang có suy nghĩ: "Nếu chẳng may bị điếc hay nghe kém chỉ cần đi mua một thiết bị trợ thính là có thể nghe được" Điều này có đúng không và nên hiểu rõ như thế nào? Hãy cùng Quantrimang tìm hiểu những dấu hiệu suy giảm thính lực và có thể sử dụng thiết bị trợ thính này!
Dấu hiệu nhận biết giảm thính lực cần đeo máy trợ thính
Máy trợ thính là thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người gặp khó khăn khi nghe, khi giao tiếp có thể nghe được bình thường. Và trên thị trường hiện bán rất nhiều loại máy trợ thính khác nhau và người dùng đã chủ quan không cần đo khám. Điều này sẽ dẫn đến tiền mất tật mang khi không sử dụng đúng thiết bị cho bệnh của mình. Chính vì vậy bạn nên tham khảo những dấu hiệu sau và nên tới bệnh viện để tìm nguyên nhân trước khi tùy tiện sử dụng máy trợ thính.
Hầu hết thời gian bệnh giảm thính lực bắt đầu một cách từ từ, mà không có sự khó chịu hoặc đau đớn nào. Dưới đây là một vài câu hỏi để tự bạn có thể xác định hiện tại mình có bị giảm thính lực hay không.
1. Tôi có thường nhờ người khác nhắc lại những gì họ nói?
2. Tôi có gặp trở ngại khi giao tiếp mà có hai người trở lên?
3. Tôi có cảm thấy khó nghe trừ khi tôi nhìn trực diện vào người đang nói?
4. Nghe có vẻ như mọi người đang nói lầm bầm, líu nhíu?
5. Tôi cố gắng hết sức để nghe ở nơi đông người như nhà hàng, quán xá và phòng họp?
6. Tôi có cảm thấy khó nghe giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em?
7. Tôi thích nghe âm thanh TV hoặc radio lớn hơn người khác?
8. Tôi có cảm thấy tiếng reo hoặc tiếng ù trong tai?
Vì có nhiều người suy yếu thính lực nhưng vẫn nghe ổn trong những môi trường yên tĩnh (giống như văn phòng của bác sĩ) và nó có thể rất khó cho bác sĩ của bạn nhận ra vấn đề này. Chỉ những chuyên gia trợ thính được đào tạo mới có thể xác định mức độ giảm thính lực của bạn, bạn có thể đạt lợi ích từ máy trợ thính hay không, và loại nào sẽ tốt nhất cho bạn.
Những câu hỏi thường gặp ở những người có dấu hiệu suy giảm thính lực
Nguyên nhân nào gây ra bệnh giảm thính lực?
Những nguyên nhân chính bao gồm tiếng ồn quá mức, nhiễm trùng, di truyền, bẩm sinh, nhiễm trùng đến vùng đầu hoặc tai, tuổi tác, và phản ứng phụ của thuốc hoặc điều trị bệnh ung thư.
Giảm thính lực chỉ ảnh hưởng ở người già?
Giảm thính lực có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian và độ tuổi nào. Trên thực tế, hầu hết khoảng 65% người mắc bệnh giảm thính lực trước tuổi 65. Có khoảng 6 triệu người ở Mỹ từ 18 đến 44 tuổi có bệnh giảm thính lực, và khoảng 1,5 triệu người còn ở độ tuổi đi học.
Những nghề nào có nguy cơ bị giảm thính lực nhất?
Một số nghề có nguy cơ cao nhất bao gồm công nhân nhà máy, công nhân xây dựng, công nhân ngành công nghiệp nặng, lính cứu hỏa, cảnh sát, nông dân, bộ đội, nhạc sĩ, và những người làm trong ngành công nghiệp giải trí.
Những thí dụ nào về những hoạt động mà có thể tạo ra tiếng ồn nguy hiểm?
Bao gồm những buổi hòa nhạc trực tiếp, rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ sức khỏe, phòng tập aerobic, sự kiện thể thao, thuyền máy, xe máy, xe trượt tuyết, và xe hơi có tiếng gầm lớn.
Có phương pháp phẫu thuật hay dùng thuốc để điều trị bệnh giảm thính lực hay không?
Chỉ có khoảng 5% người lớn mắc bệnh giảm thính lực có thể được cải thiện bằng thuốc hay bằng phương pháp phẫu thuật. Phần lớn khoảng 95% người Mỹ giảm thính lực được điều trị bằng máy trợ thính.
Khi mang thiết bị trợ thính trông tôi có già hơn hay đang bị khuyết tật không?
Trong khi bạn đang lo lắng người khác nhận thấy bạn đang đeo máy trợ thính, nhưng thực ra họ không hề nhận biết về điều đó. Hầu hết các thiết bị trợ thính đều rất kín đáo (hãy ghi nhớ rằng các kiểu tóc có thể đóng vai trò lớn để che giấu máy).
Máy trợ thính cải thiện chất lượng cuộc sống của tôi như thế nào?
Việc chấp nhận điều trị bệnh giảm thính lực có thể thực sự biến đổi cuộc sống của bạn. Nghiên cứu trên những người bị giảm thính lực và những người thân của họ đã cho thấy máy trợ thính đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội, cảm xúc, tâm lý và thể chất.
Kết luận: Để xác định bệnh và chọn được máy trợ thính tốt nhất, bạn nên đi đo thính lực để được tư vấn máy phù hợp nhất.