Gác lửng hay còn gọi là gác xép là một tầng nằm ở trung gian giữa các tầng để tăng không gian cho ngôi nhà. Thông thường, gác lửng không được tính là một tầng trong tổng thể của ngôi nhà. Gác lửng thường được bố trí ở giữa tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà.
Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế gác lửng, gác xép cho ngôi nhà, mời các bạn tham khảo.
Xác định chức năng sử dụng của gác
Đây là điều quan trọng đầu tiên bạn phải xác định trước khi tiến hành xây dựng căn nhà có gác lửng để có thể thiết kế, trang trí cho phù hợp và tối ưu nhất. Thông thường, gác lửng thường được sử dụng để làm phòng ngủ, nơi sinh hoạt chung, phòng làm việc…
Chiều cao của gác lửng
Chiều cao của gác lửng sẽ ảnh hưởng tới sự hợp lý của ngôi nhà sau khi hoàn thành. Gác lửng không được cao quá hoặc thấp quá so với chiều cao của tầng trệt để tạo cảm giác thoải mái khi sinh hoạt.
Thiết kế lý tưởng nhất cho gác lửng là chiếm khoảng 2/3 hoặc 1/3 tầng trệt. Ví dụ, nếu tầng trệt cao 4,5m thì tẩng lửng cao khoảng 2 - 2,5m là phù hợp nhất.
Diện tích của gác lửng không được quá 80%, thường chiếm 2/3 diện tích của tầng trệt.
Cầu thang lên gác lửng
Điều quan trọng nhất khi thiết kế cầu thang là phải đảm bảo an toàn, dễ đi. Cầu thang lên gác lửng có thể không nhất thiết phải quá rộng, có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít, để tránh ảnh hưởng tới diện tích của tầng trệt.
Kiểu cầu thang đi lên gác lửng phù hợp nhất là cầu thang đứng với chất liệu gỗ, kim loại nhẹ, thép nhẹ kết hợp với các vật liệu lưới kim loại hoặc thủy tinh giúp cho không gian ngôi nhà trở nên thoáng đãng hơn.