Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao sau vài năm đi làm mà mình vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn là một nhân viên nhỏ, không có một chức vị gì trong công ty?
- 9 thủ thuật tâm lý giúp bạn trở thành người "giao tiếp cuốn hút và thú vị"
- 12 thói quen xấu trong giao tiếp ứng xử rất nhiều người mắc phải
- Hãy thử 13 thủ thuật tâm lý này để dễ dàng giao tiếp với mọi người
Bạn vẫn giậm chân tại chỗ không phải bạn không có năng lực, cũng không phải không hoàn thành tốt công việc, mà có thể là do cách ứng xử của bạn chốn công sở. Nơi đây có rất nhiều ánh mắt đang để ý đến bạn, chỉ cần những cử chỉ nhỏ nhất của bạn thôi, cũng là yếu tố mà các đồng nghiệp khác nhìn nhận và đánh giá về con người bạn. Vậy làm sao để bạn có thể giữ được sự tự tin và thành công chốn công sở này? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời và một vài gợi ý cơ bản từ chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Lillian Glass.
1. Đừng bao giờ tỏ ra chậm chạp
Ở nơi làm việc bạn đừng bao giờ tỏ ra chậm chạp, người khác nhìn vào sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Theo chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Lillian Glass cho biết, muốn người khác đánh giá về bạn tốt đầu tiên bạn cần có một tư thế thật ổn. "Bạn phải luôn ngẩng cao đầu như thể có một sợi dây kéo đầu mình lên vậy, và bạn phải hơi đẩy vai mình về phía sau".
2. Kết nối với bước chân của mình
Bên cạnh tư thế ngồi, thì tư thế đi, đứng cũng cần lưu ý, Glass cho biết: "Hãy để bước chân hướng về phía người mình đang nói chuyện hoặc giao tiếp cùng. Điều đó có nghĩa là bạn đang kết nối với người đó".
3. Tập trung trao đổi bằng ánh mắt
Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, bạn có thể phán đoán tâm trạng người khác qua ánh mắt. Thế nhưng, khi giao tiếp bạn cũng nên tránh nhìn chằm chằm vào đôi mắt của họ, như vậy khiến cho đối phương cảm thấy mình đang bị hăm dọa, thay vào đó bạn hãy nhìn vào toàn bộ gương mặt người đối diện. Bạn nhìn gương mặt một giây. Nhìn vào mắt trong một giây. Nhìn vào mũi một giây. Và nhìn vào miệng một giây nữa.
4. Cử chỉ bàn tay cũng vô cùng quan trọng
Để giúp bạn và các đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn thì bạn có thể sử dụng đôi bàn tay của mình, hãy nói chuyện cởi mở với họ, dùng những cử chỉ gần gũi chứ đừng tỏ ra khép kín sẽ khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh đấy.
5. Không nên tỏ ra bồn chồn, lo lắng
Glass khuyên rằng, "Đừng tạo thêm những cử động thừa thãi như lắc lư thân mình hoặc đứng trên một chân. Bạn phải đứng với hai chân đặt vững trên mặt đất. Đặt các ngón chân hướng về phía người đang nói chuyện với mình".
6. Nên nói bằng giọng từ trong khoang bụng
Giọng nói cũng là một điều quan trọng, giúp bạn có thể truyền tải thông điệp của mình đến đồng nghiệp một cách rõ nhất. Vậy nên, thay vì phát ra âm thanh từ cổ họng thì bạn nên phát ra âm thanh từ bụng. Tại sao lại như vậy ư? Bởi vì khi bạn lấy hơi từ vùng bụng, cho phép bạn bảo vệ giọng nói của mình. Còn cổ họng thì sẽ ngắt giọng, không tạo cho bạn uy lực cũng như tính trang trọng ở giọng nói. Lời nói cũng thể hiện rõ tố chất lãnh đạo của mỗi người.
7. Một giọng nói đầy năng lượng
Lời nói của bạn có phải là điểm mạnh? Nếu thực sự là điểm mạnh thì hãy tận dụng nó triệt để. Khi nói đừng bao giờ tỏ ra buồn chán hoặc đơn điệu. Hãy cho người đối diện cảm nhận thấy sự sinh động trong từng lời nói của bạn. "Hãy mỉm cười khi mọi chuyện đang vui vẻ, và thật nghiêm túc khi nói về một điều gì đó cần sự trang trọng và tập trung". Glass nói.
Khi nói hãy mở rộng khuôn miệng, đừng để hai hàm răng chạm vào nhau sẽ khiến cho âm thanh bạn phát ra khó nghe, làm người đối diện cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc.
8. Giao tiếp theo ba phần
Giao tiếp cũng như bạn viết một bài văn, trong câu chuyện đó bạn cũng cần có mở đầu, phần giữa và kết thúc câu chuyện. Đừng bao giờ nói những câu chuyện rời rạc, không liên quan đến nhau và cũng không có chủ đề rõ ràng. Đây là những điều tối kị khi giao tiếp.
Chúc bạn vui vẻ!